Xem clip:

{keywords}
Hàng trăm con rắn ráo nằm trên cây si trong Trại rắn Đồng Tâm khiến ai nhìn cũng khiếp vía. 
{keywords}
Rắn ráo là loại không có nọc độc.
{keywords}
Rắn ráo có ngoại hình thon dài. Loài rắn này không có độc, hiền lành và nhút nhát. 
{keywords}
Rắn lục đuôi đỏ có màu xanh, lẩn trốn trong các tán cây, ngọn cỏ. Đây là loại rắn độc và duy nhất trên thế giới đẻ con. Sau khi sinh, con rắn mẹ sẽ chết.
{keywords}
Chị Mai Thái Hiền, hướng dẫn viên của Trại rắn Đồng Tâm cho biết, rắn lục đuôi đỏ là nỗi ám ảnh của người dân ĐBSCL. Hằng năm có hàng trăm người bị loài rắn này cắn. “Rắn lục đuôi đỏ thường sống trên cây. Đầu của loài lục đuôi đỏ to, hình tam giác. Người bị rắn lục đuôi đỏ cắn có thể bị xuất huyết...”, chị Hiền nói và cho biết, thức ăn của rắn lục đuôi đỏ là cóc, ếch, chim, chuột.
{keywords}
Loài rắn lục đuôi đỏ có trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300g, chiều dài tối đa chưa đến 1m. Loài rắn này có nọc cực độc, gây chết người nếu không kịp thời có biện pháp sơ cứu.
{keywords}
Rắn lục mỏ dọ - loài rắn lục không độc 
{keywords}
Theo chị Hiền, rắn lục mỏ dọ thuộc họ rắn nước, chúng sống trong bụi rậm, trên cây; thức ăn là ếch, nhái... “Rắn lục mỏ dọ hay còn gọi rắn lục tên lửa, mũi tên. Đây thuộc loại rắn lành, không có nọc độc. Loài rắn này đuôi không có màu đỏ - đây là điểm để phân biệt với rắn lục đuôi đỏ”, chị Hiền nói.  
{keywords}
 Những loại rắn ráo, lục đuôi đỏ... được nuôi trong khu vực hồ có nước sâu khoảng 30-40cm; những bức tường ở khu này đều được xây cao ngang ngực người lớn. Giữa hồ là một tiểu đảo được trồng một số loại cây có tán thấp.  

Thiện Chí

Lạnh người vào nơi nuôi nhiều rắn hổ mang chúa khổng lồ ở miền Tây

Lạnh người vào nơi nuôi nhiều rắn hổ mang chúa khổng lồ ở miền Tây

Ở miền Tây có một nơi nuôi rất nhiều con rắn hổ mang chúa, rắn hổ đất, mai gầm… cực độc. Hằng năm nơi đây lấy nọc độc rắn bào chế huyết thanh cứu hàng nghìn người.