Theo tờ Business Insider, vụ thử nghiệm, có tên là Starfish Prime, đã diễn ra vào ngày 9/7/1962 ở độ cao 400km so với bề mặt Thái Bình Dương. Sức công phá của trái bom sử dụng trong cuộc thử nghiệm lên tới 1,4-1,45 Megaton.
Xung điện từ (EMP) của vụ thử nghiệm khi đó đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống điện, hệ thống định vị và các trạm radar ở Hawaii thuộc Mỹ, nằm cách tâm chấn hơn 1.450km, cũng như đánh sập hệ thống liên lạc từ Kauai tới những đảo khác thuộc quần đảo Hawaii.
Vụ nổ Starfish Prime nhìn từ Honolulu, Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Một số nhà khoa học đã từng đặt ra câu hỏi, sẽ có chuyện gì xảy ra nếu quả bom hạt nhân được sử dụng trong cuộc thử nghiệm Starfish Prime nổ trên không gian của nước Mỹ.
Theo tờ Business Insider, sẽ không có bất kỳ đám mây hình nấm hay sóng xung kích hủy diệt nào được tạo ra. Thay vào đó, người dân Mỹ sẽ thấy một quả cầu lửa có độ sáng gấp 4 lần quả cầu lửa được tạo ra trong vụ thử nghiệm Starfish Prime. Và nếu ai nhìn trực tiếp vào nó quá 10 giây, thì mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Qủa cầu lửa trên không gian trong vụ thử nghiệm Starfish Prime. Ảnh: Wikipedia |
Các bức xạ hạt nhân từ vụ nổ sẽ ‘nướng chín’ vi mạch của hàng trăm trang thiết bị trên không gian trái đất, gồm vệ tinh liên lạc, vệ tinh do thám quân sự hay thậm chí là kính thiên văn Hubble. Phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế ISS sẽ đối mặt nguy cơ nhiễm phóng xạ.
Theo tính toán của các nhà khoa học, bức xạ từ vụ nổ hạt nhân trên không gian sẽ không gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân dưới mặt đất. Nhưng EMP từ vụ nổ sẽ bao trùm 1/3 diện tích nước Mỹ và đánh sập các mạng lưới điện, cũng như vô hiệu hóa những thiết bị điện tử.
Video: Science Insider
Tuấn Trần
Hệ thống tên lửa chiến thuật của Nga khiến NATO đau đầu
Mạnh như vũ khí hạt nhân, hệ thống tên lửa chiến thuật của Nga khiến NATO đau đầu.
Mỹ có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân?
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/10 đã công khai số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này đang sở hữu