Theo Defense Express, trong cuộc tập kích diện rộng nhắm vào Kiev ngày 29/5, hệ thống phòng không Patriot đã làm việc vô cùng hiệu quả và thành công bắn hạ nhiều tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của đối thủ. Phát ngôn viên không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết, các tổ hợp Patriot có tỷ lệ đánh chặn 100% trong lần phòng thủ này.
Các chuyên gia quân sự cho biết, khả năng tự động hoá cao là yếu tố quan trọng nhất để đánh chặn một tên lửa đạn đạo. Trong trường hợp của Patriot PAC-3, hệ thống phòng không này chỉ có vài giây để ngăn chặn một tên lửa đạn đạo đang được phóng đi. Trên thực tế, việc đánh chặn tự động cũng là lựa chọn duy nhất, khi con người không thể phản ứng kịp với một tên lửa lao về phía mình với tốc độ 2,8 km/s theo góc 90 độ từ trên cao.
Hệ thống Patriot thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo. Video: AL
Khi tổ hợp Patriot phát hiện ra tên lửa đạn đạo, hệ thống điều khiển (ECS) sẽ ra quyết định phóng tên lửa đánh chặn. Trong khoảng thời gian mới được phóng đi, tên lửa đánh chặn sẽ được điều hướng bởi radar ở chế độ bán chủ động. Tới giai đoạn tiếp cận mục tiêu, tên lửa đánh chặn sẽ kích hoạt hệ thống khoá mục tiêu chủ động, sau đó tăng tốc để lao thẳng vào đối tượng cần bắn hạ.
Khác với bom lượn hay tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo được thiết kế để rơi vào khu vực chỉ định khi kết thúc quỹ đạo bay. Vì lẽ đó, việc làm chệch hướng tên lửa đạn đạo không đem lại hiệu quả, các hệ thống phòng không cần bắn nổ tên lửa này khi nó còn ở trên không. Nhằm đảm bảo tỷ lệ thành công, tổ hợp Patriot thường phóng 2 tên lửa một lúc để đánh chặn 1 tên lửa đạn đạo.
Sau khi tên lửa đánh chặn va chạm với mục tiêu, mảnh vỡ của cả 2 vẫn sẽ rơi xuống mặt đất bởi trọng lực. Tuy vậy, những thiệt hại mà tên lửa đạn đạo có thể gây ra đã được giảm thiểu đáng kể.
Lí do tên lửa Patriot của Mỹ khó mang lại lợi thế cho Ukraine
Sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot
Tên lửa Patriot của Mỹ có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa như tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa hành trình...