Cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương được biên soạn và xuất bản lần đầu năm 1938, là một nỗ lực giải quyết cuộc va chạm giữa văn hóa Việt Nam truyền thừa từ bao đời và văn hóa phương Tây du nhập lan tràn trong bối cảnh xã hội nước ta đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm có nhiều tranh ảnh minh họa được tổng hợp từ các tạp chí đương thời.
Công nhân trong khu mỏ khoáng sản Chợ Điền (xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đầu thế kỷ XX.
Gian trưng bày sản phẩm cơ khí tại nhà Đấu Xảo, Hà Nội năm 1928.
Một phố chợ ở Huế, minh họa trong tập san 'L’Illustration' năm 1883.
Một góc chợ Đồng Xuân, Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Một buổi họp chợ Bưởi. Cứ mỗi phiên chợ, người mua kẻ bán đến chợ Bưởi lại được sống trong không gian của một phiên chợ quê thuần chất. Người ta mang ra đây đủ thứ hàng hóa, chủ yếu là nông sản, “cây nhà lá vườn” để mua bán, trao đổi với nhau.
Một phụ nữ mua trang sức tại tiệm vàng Chân Hưng ở phố Hàng Bạc. Từ xưa, Hàng Bạc đã là nơi tập trung những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ.
Chơi đấu cờ người tại Sài Gòn. Cờ người là một trò chơi dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Về bản chất, đây là môn cờ tướng dùng người thay vì quân cờ di chuyển trên bàn cờ.
Trẻ em Hà Nội mua lồng đèn dịp Tết Trung thu.
Quang cảnh một buổi lễ tế Nam Giao thời Nguyễn. Đàn Nam Giao là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Đây là đàn tế duy nhất còn hiện hữu khá nguyên vẹn ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.
Lễ xướng danh trường thi Nam Định năm Mậu Tý 1888.
Một buổi học mỹ thuật ngoài trời.
Ông đồ bán chữ dịp Tết.
Những người thợ mộc đang chạm trổ lên các vật dụng gỗ, tranh của họa sĩ Thang Trần Phềnh. Nổi danh từ khi chưa vào học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sĩ Thang Trần Phềnh được xem là một trong những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho “ngôi nhà mỹ thuật Việt Nam” cận đại. Đồng thời, ông cũng đóng vai trò là “người khai mở” và có đóng góp lớn cho mỹ thuật sân khấu Việt Nam.
Kiếm bộn tiền nhờ tranh nhái, họa sĩ có kết thảm trên đường phố Hebborn kiếm được 30 triệu USD nhờ bán những bức tranh nhái các danh họa. Nhưng họa sĩ này chỉ sống tới năm 61 tuổi sau khi bị đánh gục trên đường phố Italy.