Mỗi hạt nhỏ trong cấu trúc trông như những tế bào này có kích thước khoảng bằng diện tích của bang Texas, Mỹ, và được hình thành bởi quá trình đối lưu bên trong Mặt trời cũng như từ trường cực mạnh của nó.

{keywords}
Hình ảnh được kính thiên văn DKIST chụp lại

Đây là những bức ảnh và video đầu tiên được ghi lại bởi kính thiên văn Mặt trời Daniel K. Inouye (DKIST) vừa đi vào hoạt động, đặt tại bang Hawaii, Mỹ. Các hình ảnh vừa được Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) công bố hôm 29/1.

Đây là kính thiên văn mặt trời lớn nhất thế giới đang hoạt động, có khả năng nhận biết các chi tiết bề mặt có kích thước bề ngang chưa đến 30km, nhạy bén hơn gấp 3 lần các mẫu kính thiên viên trước đó. Ngoài những hình ảnh cận cảnh này, DKIST còn có thể chụp những bức ảnh góc rộng, đặt vừa 37.000km của Mặt trời vào trong một khung hình.

{keywords}
Những chi tiết cận cảnh và sắc nét của bề mặt Mặt trời

Các nhà khoa học dự định sẽ sử dụng DKIST để tháo gỡ những bí ẩn lâu đời nhất về ngôi sao lớn nhất trong Hệ Mặt trời, bao gồm tìm ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao khí quyển của Mặt trời, còn được gọi là hào quang, lại nóng hơn bề mặt của nó gấp 300 lần.

Anh Thư