1. Hồ tự nhiên nào có diện tích lớn nhất Hà Nội?
-
Hồ Thiền Quang
0%
- Hồ Tây
0%- Hồ Bảy Mẫu
0%- Hồ Gươm
0%Chính xácHồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội, hiện thuộc địa phận quận Tây Hồ. Hồ hình thành từ vết tích dòng chảy cũ của sông Hồng, có diện tích hơn 500ha và chu vi khoảng 14,8km.
Theo sách Tây Hồ chí, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bấy giờ, nơi đây có một bến nằm giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên có tên là bến Lâm Ấp. Đến thời Hai Bà Trưng, bến này vẫn ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây.
2. Hồ này còn có tên gọi khác là gì?
-
Hồ Lục Thủy
0%
- Đầm Xác Cáo
0%- Hồ Thủy Quân
0%- Đầm Hữu Vọng
0%Chính xácHồ Tây gắn liền với truyền thuyết về yêu tinh cáo chín đuôi, vì vậy còn có tên gọi đầm Xác Cáo.
Theo sách “Lĩnh Nam chích quái”, có một con cáo chín đuôi trú ẩn tại khu vực Hồ Tây đã hàng nghìn năm. Nó hóa thành quỷ, hại rất nhiều mạng người, khiến nhân dân sợ hãi mà di tán.
Lạc Long Quân biết chuyện về yêu hồ liền tìm đến trừ hại cho dân. Dù có nhiều phép biến hóa, yêu quái vẫn bị Lạc Long Quân tiêu diệt và hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi khổng lồ.
Sau đó, Lạc Long Quân dâng nước sông Cái để phá hang ổ yêu quái. Nước xoáy mạnh nhiều ngày đêm làm đất đá sụt xuống, tạo thành Đầm Xác Cáo hay Hồ Tây.
Ngoài ra, Hồ Tây còn có tên gọi khác như Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ…
3. Ngôi làng cổ nào nằm cạnh Hồ Tây?
-
Làng Cựu
0%
- Làng Hồ Khẩu
0%- Làng Ước Lễ
0%- Làng Yên Trường
0%Chính xácLàng Hồ Khẩu nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ, thời Lê là một phường của Kinh thành Thăng Long. Làng Hồ Khẩu có di tích đình Hồ Khẩu, thờ hai anh em sinh đôi có công đánh giặc cứu nước dưới thời vua Lý Thần Tông.
Người anh được phong làm Dực Thánh Đại Vương, người em phong làm Vệ Quốc Đại Vương. Ngoài ra, đình Hồ Khẩu cũng thờ Uy Linh Lang, một người giúp vua giữ nước và được phong thần.
4. Vị đại quan nào chịu án oan giết vua ở Hồ Tây?
-
Lê Văn Thịnh
0%
- Nguyễn Văn Giai
0%- Nguyễn Quan Quang
0%- Lưu Thúc Kiệm
0%Chính xácLê Văn Thịnh (chưa rõ năm sinh, năm mất) là người thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông đỗ Trạng nguyên trong kỳ thi Nho học đầu tiên của Việt Nam dưới thời nhà Lý.
Năm 1085, Lê Văn Thịnh được vua trọng dụng, cất nhắc lên làm Thái sư. Dù có nhiều đóng góp cho triều đình, ông vẫn bị kết tội âm mưu giết vua trong vụ án “Hồ Dâm Đàm” vào năm 1095.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Thái sư Lê Văn Thịnh nhân lúc vua Lý Nhân Tông ngự thuyền xem đánh cá ở hồ Dâm Đàm, đã dùng phép thuật biến thành hổ toan sát hại vua. Vua xét ông là người có công với nước, không nỡ xử chém nên cho đi đày trên trại Thao Giang (Tam Nông, Vĩnh Phú ngày nay).
Sau khi được ân xá trở về quê, Thái sư Lê Văn Thịnh qua đời vì sức tàn lực kiệt. Người dân lập đền thờ ông và tôn làm Thành hoàng làng.
5. Hồ nào nằm cạnh Hồ Tây, hình thành do người dân đắp đê nhân tạo ngăn nước?
-
Hồ Quảng Bá
0%
- Hồ Trúc Bạch
0%- Hồ Tứ Liên
0%- Hồ Nghi Tàm
0%Chính xácHồ Trúc Bạch nằm ở góc Đông Nam Hồ Tây, vốn là một phần của Hồ Tây. Xưa kia, người dân những làng xung quanh đã đắp để để ngăn nước, phục vụ đánh bắt và nuôi cá, lâu dần tạo thành hồ Trúc Bạch.
- Hồ Trúc Bạch
- Nguyễn Văn Giai
- Làng Hồ Khẩu
- Đầm Xác Cáo
- Hồ Tây