Những bức ảnh gây sốc trước và sau khi cắt đuôi của em bé được đăng trên tạp chí Báo cáo Phẫu thuật Nhi khoa. Ca mổ được tiến hành không lâu sau khi em bé sinh ra.
Theo NDTV, hiện bệnh nhân đã 3 tuổi và khỏe mạnh. Trong thời gian dài sau mổ, trẻ được theo dõi sát sao. Bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiết niệu 3 lần và đã được chữa khỏi nhờ kháng sinh.
Bé gái chào đời mắc chứng nứt đốt sống, một dị tật cột sống hiếm gặp xảy ra trong bụng mẹ - gây ra một khoảng trống trên cột sống. Theo các bác sĩ điều trị, đây có lẽ là nguyên nhân khiến bé có đuôi. Ca phẫu thuật cắt đuôi cho bệnh nhi cũng khép kín luôn phần lỗ thủng.
Bệnh viện nhi Grendaac ở Sao Paolo (Brazil) thông tin chiếc đuôi mọc ra từ vùng xương cùng - khu vực nối cột sống với xương chậu. Các bác sĩ chẩn đoán phần phụ này là “đuôi giả của con người”.
Đuôi giả do các vấn đề về cột sống hoặc khối u gây ra, chứa cơ, mạch máu và dây thần kinh nhưng không có xương.
Trung tâm Nghiên cứu Thai nhi và Nhau thai ở Ohio (Mỹ) đã nghiên cứu trường hợp này cùng với các bác sĩ Brazil. Các tác giả giải thích: “Phần đuôi của con người là những tổn thương hiếm gặp gây ra sự kỳ thị rất lớn đối với người mang mầm bệnh và cha mẹ của họ. Phần đuôi của thai nhi có liên quan đến chứng nứt đốt sống. Khi trường hợp này xảy ra, bắt buộc phải sàng lọc cẩn thận để ngăn ngừa các khuyết tật tủy sống tiềm ẩn cho trẻ”.
Việc phẫu thuật rất quan trọng để tránh sự kỳ thị và các biến chứng như đau, xoắn, phát triển thêm, kích ứng hoặc gãy đuôi.
Năm ngoái, một bé gái ở Mexico chào đời với chiếc đuôi “thật” dài 5cm. “Đuôi thật”, một phần phụ lành tính, chỉ bao gồm mô và mỡ, hiếm gặp hơn nhiều. Hiện thế giới mới ghi nhận 40 trường hợp.