Theo báo cáo, những tháng gần đây, Mỹ đã bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho người cao tuổi. Ông Gates, 65 tuổi, thuộc diện được hưởng chế độ áp dụng “phương pháp điều trị người già” để hoàn thành việc tiêm. Tuy nhiên, tình trạng khoảng cách số tại Mỹ phổ biến hơn ở lớp dân số già khiến những người cao tuổi như ông Gates không quen với Internet muốn đặt lịch tiêm phòng cũng “khó như lên trời”.
Người Mỹ cao tuổi khó tiếp cận vaccine Covid-19. (Ảnh minh họa) |
Sau khi đợt bùng phát dịch bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái, bà Annette Carlin, 84 tuổi, người California, phải cách ly tại nhà. Gần đây, bà hy vọng sẽ tham gia chương trình tiêm vaccine càng sớm càng tốt và trở lại cuộc sống bình thường. Song Carlin gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, bà không có tiền mua máy tính và không biết làm cách nào để tìm một trang web cụ thể về vaccine trực tuyến. Mặc dù người nhà có thể giúp đỡ, nhưng để tránh lây nhiễm chéo, bà cố gắng tránh gặp mặt người thân.
Chương trình tiêm vaccine Covid-19 tại Mỹ đã được khởi động nhưng quá trình này còn nhiều hạn chế, hệ thống website còn chưa đồng bộ và cách thức đăng ký mang tính chất “đánh đố” người sử dụng. Những người đăng ký tiêm vaccine cũng cần nhận thêm thông báo qua điện thoại di động và email, đây là một thử thách không nhỏ với người cao tuổi và ít tiếp xúc với công nghệ.
Trên thực tế, khoảng cách số tại Mỹ tồn tại từ lâu, nhưng lần này dịch bệnh đã cản trở giao tiếp trực tiếp giữa mọi người và tác động tiêu cực của khoảng cách số càng trở nên rõ ràng hơn.
Theo thống kê, có khoảng 22 triệu người Mỹ cao tuổi không có đường truyền Internet băng thông rộng ở nhà. Một số nhà phê bình chỉ ra rằng chương trình tiêm chủng cho người cao tuổi chủ yếu dựa vào nguồn tin trên các trang mạng và Twitter, cách làm này là vô lý.
Các viện dưỡng lão là nhóm được tiêm phòng sớm hơn. Người cao tuổi ở đây có nhân viên hỗ trợ. Tuy nhiên, cuối năm ngoái và đầu năm nay, do ngày càng có nhiều người già bắt đầu tiêm vaccine nên những người già neo đơn phải tự mình tìm hiểu cách thức đăng ký trên Internet.
Các cơ quan liên bang của chính phủ Mỹ (chẳng hạn như Cục Đời sống Cộng đồng thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh) và nhiều tổ chức phi lợi nhuận cho biết, họ đang làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ người cao tuổi song nguồn lực này vẫn chưa đủ.
Nhiều người cao tuổi phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân, bạn bè mới tìm được cơ hội tiếp cận vaccine. Ví dụ, Broome, con gái của bà Ruthorpe, đã tìm kiếm trên Internet trong vài tuần và cuối cùng mới đặt được lịch hẹn với dịch vụ tiêm cho mẹ cô.
Trong xã hội Mỹ, quả thực có rất nhiều người cao tuổi có thể dễ dàng gửi tin nhắn, tweet hoặc lên mạng, nhưng đối với những người không có kỹ năng sử dụng Internet, việc đào tạo ngắn hạn không phải dễ dàng. Từ khi bắt đầu xảy ra dịch bệnh, Cơ quan Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Người cao tuổi Mỹ đã đào tạo cho 48.000 người cao tuổi cách truy cập Internet về cách đăng ký đặt lịch hẹn tiêm vaccine.
Theo thống kê, tính đến thứ Năm tuần trước, 41% (24 triệu người) người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ đã nhận được ít nhất một liều vaccine Covid-19. Kế hoạch cứu trợ dịch bệnh được Hạ viện Mỹ thông qua bao gồm 470 triệu USD dành riêng cho việc giúp đỡ người cao tuổi, bao gồm cả chương trình vaccine.
Văn phòng Đời sống Cộng đồng nói trên xác nhận họ đang hợp tác với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ để tăng cường sự quan tâm đến người cao tuổi trong thời kỳ dịch bệnh, nhưng các kế hoạch liên quan vẫn đang được phát triển.
Với những người già chờ tiêm vaccine, hy vọng vẫn còn xa vời. Bà Annette Carlin kể, hiện bà vẫn theo dõi tin tức trên TV hàng ngày và chờ đợi bất kỳ bản tin nào về việc tiêm vaccine. Cháu gái của Carlin đã giúp bà tìm kiếm cơ hội, nhưng nỗ lực này chưa thành công.
Bà Annette Carlin chỉ là một trong số rất nhiều người cao tuổi tại California, cũng như hàng triệu người già trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt với thử thách khó khăn bởi khoảng cách số trong thời đại công nghệ.
Phong Vũ
Hà Nội phạt tiếp 2 cá nhân vì đăng thông tin sai sự thật về Covid-19
Hai cá nhân vừa bị Sở TT&TT Hà Nội xử phạt mỗi người 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên mạng xã hội Facebook là ông Nguyễn Hoàng Trung và bà Trần Thị Kiều đều ở quận Đống Đa.