1. Làng nghề này thuộc địa phương nào?
-
Huế
0%
- TP.HCM
0%- Hà Nội
0%- Thanh Hóa
0%Chính xácLàng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là ngôi làng duy nhất tại Việt Nam chuyên làm nghề dát vàng, dát bạc. Trong quá khứ, những tấm vàng quỳ siêu mỏng do nghệ nhân tại đây sản xuất được dùng để trang trí cho cung điện, lăng tẩm của vua chúa.
Hiện nhiều công trình kiến trúc, tượng phật, hoành phi câu đối, tranh sơn mài tại Việt Nam vẫn dùng vàng của làng Kiêu Kị. Để làm ra một tấm vàng quỳ từ nguyên liệu vàng thật, nghệ nhân phải thực hiện hơn 20 bước khác nhau.
Trung bình, cần 1400 nhát búa và một giờ đập liên tục để biến một chỉ vàng thành tấm vàng rộng gần 1m2. Ngoài ra, công đoạn chia tấm vàng lớn thành từng lá vàng nhỏ, tiện sử dụng cũng cần sự khéo léo, tỷ mỉ.
2. Ai là ông tổ nghề dát vàng của Việt Nam?
-
Lê Công Hành
0%
- Nguyễn Quý Trị
0%- Nguyễn Bá Tĩnh
0%- Phùng Khắc Khoan
0%Chính xácLàng nghề dát vàng Kiêu Kỵ có lịch sử hàng trăm năm. Ông tổ nghề là Nguyễn Quý Trị, đỗ tiến sĩ dưới thời Cảnh Hưng (1740-1786). Sau khi giữ chức Tả Thị Lang, ông theo lệnh vua đi sứ Trung Quốc và học nghề sơn son thếp vàng mang về nước.
Tương truyền, sau khi dạy nghề cho dân làng, Nguyễn Quý Trị rời đi vào ngày 17/8 âm lịch, không ai rõ tung tích. Để ghi nhớ công lao, làng Kiêu Kỵ tôn ông làm tổ nghề và đến ngày này hàng năm đều cúng giỗ trọng thể.
3. Nghề dát vàng Kiêu Kỵ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm nào?
-
1991
0%
- 2001
0%- 2011
0%- 2021
0%Chính xácTháng 3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung nghề dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng trong năm này, đường làng Kiêu Kỵ cũng được mang tên ông tổ nghề Nguyễn Quý Trị.
4. Việc đầu tiên cần làm khi bắt đầu học nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ là gì?
-
Làm lễ thề không gian dối
0%
- Làm lễ để trở thành người làng Kiêu Kỵ
0%- Làm lễ khấn tổ nghề
0%- Làm lễ thề không tiết lộ nghề
0%Chính xácTheo nghệ nhân Kiêu Kỵ, nghề quỳ vàng cần sự tin tưởng và trung thực, nên thường tuyển người làng mà ít nhận người ở địa phương khác đến xin việc. Ngoài ra, giữ kín bí quyết của nghề cũng là một trong những quy tắc nghiêm ngặt cần thực hiện.
Trước khi học nghề, người thợ cần làm lễ khấn tổ nghề. Dân làng quan niệm nếu tổ nghề cho làm, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ sẽ tạo ra sản phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay.
5. Làng Kiêu Kỵ có đền thờ vị tướng quân nào?
-
Nguyễn Chế Nghĩa
0%
- Phạm Ngũ Lão
0%- Lê Khôi
0%- Lê Phụng Hiểu
0%Chính xácNguyễn Chế Nghĩa (1265-1341) quê ở xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Từ nhỏ, ông đã có sức khỏe hơn người, tinh thông võ nghệ, binh pháp, lại biết làm thơ.
Ông là con rể vua Trần Anh Tông và làm quan trải qua bốn đời vua, lập nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên, được vua coi như tâm phúc. Tuy nhiên, năm Thiệu Phong thứ nhất (1341), khi đi từ kinh thành về đến làng Kiêu Kỵ, ông bị kẻ xấu sát hại. Dân trong vùng nể phục uy đức của ông mà lập đền thờ, tôn làm thành hoàng làng. Ngày mất của ông được lấy làm ngày hội của làng, tổ chức vào 26 – 28/8 âm lịch hàng năm.
- Phạm Ngũ Lão
- Làm lễ để trở thành người làng Kiêu Kỵ
- 2001
- Nguyễn Quý Trị
- TP.HCM