Một vài trong số những tuyển thủ chơi hỗ trợ xuất sắc nhất LMHT đã thể hiện tài năng của mình ở giải đáu MSI 2016 vừa qua. Metagame Giữa Mùa đã nâng tầm vai trò của hỗ trợ trong đội và họ đã thích nghi một cách nhanh chóng. Nhưng đó vẫn chưa phải là sân khấu mà toàn bộ những tuyển thủ chơi hỗ trợ được đánh giá cao nhất trình diễn.
Sau khi những người chơi hỗ trợ hàng đầu đã tề tựu đầy đủ tại MSI 2016, giờ là lúc thích hợp nhất để tôn vinh các tuyển thủ tốt nhất đảm nhiệm vai trò này xuyên suốt giai đoạn Mùa Xuân ở năm khu vực chính. Đánh giá dựa trên kỹ năng cá nhân hay quyết định được đưa ra ở các thời điểm nhạy cảm hay tầm ảnh hưởng của họ với đội (kiểu như: Tầm nhìn quan trọng thế nào với đội? Hỗ trợ thì kiểm soát tầm nhìn thế nào? Hỗ trợ có đóng vai người mở đầu giao tranh được không?..). Rồi sau đó mới xét đến phong độ của người chơi hỗ trợ đó xuyên suốt nửa đầu mùa giải 2016.
Và điều đáng chú ý là kết quả có được không dựa vào thứ hạng mà đội tuyển của những người chơi hỗ trợ có được tại Thượng Hải vừa rồi:
10. Lee “Wolf” Jaewan - SKT T1:
Nhà ĐKVĐ MSI 2016 không được đứng đầu danh sách này. Sau khi lựa chọn xong top 9, tác giả đã đắn đo giữa Wolf và Adrian “Adrian” Ma của Immortals. Mặc dù Wolf đã chứng minh được kỹ năng cá nhân ở mức thượng thừa của anh, nhưng nhìn chung, người chơi này không có quá nhiều tầm ảnh hưởng tới chiến thắng của SKT T1. SKT T1 không phụ thuộc quá nhiều vào việc kiểm soát tầm nhìn, vì Kang “Blank” Sungu liên tục báo cáo vị trí của tướng đi rừng đối phương cho đồng đội. Wolf có thể đóng vai trò người mở giao tranh, nhưng chưa thực sự nổi bật.
9. Yoon “Zero” Kyungsup - Team WE:
Zero đã có một giai đoạn vòng bảng LPL Mùa Xuân 2016 quá tuyệt vời với vị tướng Braum. Braum lại một lần nữa trở thành vị tướng hay nhất mà Zero đã chơi kể từ khi tham gia thi đấu chuyên nghiệp và ngược lại, hỗ trợ của Team WE lại không thể hiện tốt khi sử dụng các sự lựa chọn khác.
Xiang “Condi” Renjie và Jin “Mystic” Seongjun là tác nhân chính đem đến nhiều chiến thắng cho Team WE còn Zero đóng vai trò quấy rối, kiểm soát tầm nhìn và nhiều việc khác…nhưng không đem đến quá nhiều tầm ảnh hưởng của mình cho đội.
Điều đó vẫn đúng cho đến thời điểm giai đoạn Mùa Xuân 2016 kết thúc, Bard và Janna của Zero đã giúp cho Team WE cán đích trong top 3. Nếu Zero có thể tiến bộ hơn, Team WE sẽ vươn lên trở thành một thế lực tại LPL Mùa Hè 2016.
8. Raymond “kaSing” Tsang – Gravity:
kaSing vừa là Á quân, vừa là MVP của LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016 đối với bản thân tác giả bài viết. Gravity thường xuyên phải dựa vào khả năng sử dụng Thresh và Bard của kaSing trong những pha tính toán thời điểm và kiểm soát mục tiêu. Anh cũng là người tiên phong trong việc cắm ngập tràn Mắt Hồng tại LCS Châu Âu và kiểm soát tầm nhìn tốt hơn hẳn những đối thủ khác cùng giải đấu.
Có khởi đầu tốt nhưng những sai lầm ở vòng Tứ kết (cả kaSing lẫn đồng đội) đã chống lại anh. LCS Châu Âu là ngôi nhà của những hỗ trợ hàng đầu thế giới, nhưng không ai duy trì được phong độ cao nhất của họ xuyên suốt mùa giải, làm ảnh hưởng khá lớn tới thứ hạng của họ.
7. Alfonso “mithy” Aguirre Rodriguez – Origen:
mithy là tuyển thủ quan trọng bậc nhất của Origen ở giai đoạn vòng bảng LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016, nhưng đó chỉ là những nỗ lực le lói sau khi đội này trồi sụp ở BXH. Origen có rất nhiều vấn đề về giao tiếp và kết hợp đồng đội dẫn đến ảnh hưởng tới kỹ năng cá nhân, nhưng mithy vẫn thể hiện được mình khá tốt trong quãng thời gian đã qua.
mithy không còn thường xuyên gò bó trên đường cùng với Jesper “Zven” Svenningsen. Anh đi đảo đường nhiều hơn cùng với Maurice "Amazing" Stückenschneider, nhưng tầm ảnh hưởng đem lại là rất rõ ràng. Ngay cả khi Zven mất vị trí, Mithy vẫn biết cách cứu rỗi đồng đội khỏi những tình huống hiểm nghèo trong khi không quên nhiệm vụ kiểm soát mục tiêu lớn cho Origen.
Kỹ năng cá nhân của mithy là rất cao. Nhờ nó mà anh có nhiều pha xử lý ấn tượng và cũng là yếu tố không nhỏ giúp cho Origen có mặt tại trận Chung kết LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016.
6. Tian “meiko” Ye – Edward Gaming:
Năm ngoái, meiko được xem là mắt xích yếu nhất trong bộ máy của EDG và được cho là nhận quá nhiều lời tán dương hão huyền…nhưng năm nay lại là một kịch bản hoàn toàn khác. Trong khi những thành viên khác của EDG từ đường trên, đi rừng và đường giữa thi đấu dưới sức, meiko vẫn biết cách thể hiện bản thân. Alistar và Thresh của anh thi đấu khác hẳn so với những người đồng đội, và có thểm cả Bard – vị tướng đã hủy diệt RNG ở Ván đầu tiên tại trận Chung kết LPL Mùa Xuân 2016.
Giống như Origen, meiko và Kim “deft” Hyukkyu vẫn là nguồn sức mạnh chính của EDG trong khi Heo “pawN” Wonseok vẫn đang đối mặt với vấn đề về sức khỏe. Khi mà toàn đội đang gặp vấn đề để tìm cách thích nghi, meiko kiểm soát tầm nhìn trong rừng cùng với Ming “clearlove” Kai để deft thoải mái trên đường. Nhiều lần cứu vớt đồng đội và mở giao tranh không đếm xuể đã giúp deft xả sát thương, và điểm mạnh của meiko là kiểm soát tầm nhìn giúp tạo ra cơ hội cho EDG mỗi khi họ thất thế.
Nhiệm vụ chính của meiko là kiểm soát tầm nhìn khi mà khả năng mở giao tranh cũng như kỹ năng cá nhân của người chơi này không thể được đánh giá cao bằng top 5.
Còn tiếp…
Gnar_G (Theo theScore esports)