Theo đó, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội có thêm 5 huyện lên quận gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng. Giai đoạn 2026-2030, Hà Nội có thêm 3 huyện lên quận gồm Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng mới đây cho biết, lãnh đạo TP đang cùng các huyện đánh giá, từng bước báo cáo cấp thẩm quyền, cố gắng đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023.
Để đạt được mục tiêu trên, đến nay các huyện đã xây dựng và đề xuất lộ trình hoàn thành đề án xây dựng huyện thành quận. Trong đó, huyện Đông Anh phấn đấu hoàn thành đề án trong năm 2022; Gia Lâm và huyện Hoài Đức phấn đấu hoàn thành đề án trong năm 2023; Thanh Trì hoàn thành vào năm 2024 và Đan Phượng hoàn thành vào năm 2025.
Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính quy định 'quận' phải đảm bảo 27 tiêu chí như: Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên; Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên; Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định…
Ngoài ra, để có thể được chuyển từ huyện lên quận, các địa phương phải đạt các tiêu chí về kinh tế - xã hội. Cụ thể, cân đối thu chi ngân sách phải dư; Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất phải đạt bình quân của TP trực thuộc trung ương; Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%; Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 95% trở lên.
Như vậy, để lên quận, các huyện ngoại thành Hà Nội phải tập trung nguồn lực đáp ứng 27 tiêu chí theo quy định. Tại hội nghị Ban chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của TP Hà Nội được tổ chức vào tháng 6/2022, báo cáo của các đơn vị cho thấy, huyện Đông Anh đã đạt 26 tiêu chí, Gia Lâm đạt 25 tiêu chí, Hoài Đức đạt 22 tiêu chí, Thanh Trì đạt 24 tiêu chí, Đan Phượng đạt 21 tiêu chí.
Huyện Đông Anh có diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000 người, với 23 xã, một thị trấn trực thuộc. Còn huyện Gia Lâm có diện tích trên 116 km2, dân số khoảng 280.000 người, với 20 xã và 2 thị trấn.
Huyện Hoài Đức có diện tích 84 km2, dân số khoảng 276.000 người, với 1 thị trấn và 19 xã. Huyện Thanh Trì có diện tích 63 km2, dân số khoảng 289.000 người, với một thị trấn và 15 xã. Huyện Đan Phượng có diện tích 78 km2, dân số khoảng 167.000 người, với 1 thị trấn và 15 xã.
TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Theo đó, 12 quận của TP Hà Nội gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân.
>>Xem tin nóng: Công an TP.HCM thông tin về vụ cháy tại tòa nhà Vạn Thịnh Phát
Thời gian tới, TP Hà Nội còn tập trung nguồn lực xây dựng xây dựng 2 TP trực thuộc. Cụ thể, một TP ở phía Bắc sông Hồng (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn) và TP ở phía Tây, thuộc khu vực Hoà Lạc (Quốc Oai, Thạch Thất). TP phía Bắc sông Hồng, sẽ là TP dịch vụ, hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của TP này. TP phía Tây dự kiến được xây dựng tại khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là TP khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo. |
Không nợ tiêu chí và tương lai của năm huyện lên quận ở Hà Nội
Viễn cảnh tương lai cho năm huyện dự kiến lên quận giai đoạn 2021 - 2025 ở Hà Nội là các đô thị thông minh, trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe…
Hà Nội: Thêm huyện Thanh Oai muốn lên quận
Huyện Thanh Oai kiến nghị TP Hà Nội cho phép lập quy hoạch chi tiết các đề án quy hoạch và tổ chức thực hiện, phấn đấu đến năm 2028 huyện được công nhận thành quận.