"Ai muốn làm thì đi mà làm!"
Ngày 9/1, một bà mẹ đến từ tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc) đã đăng một bài viết trên mạng xã hội, khiến người dân nước này xôn xao bàn tán.
Bà viết: “Con gái tôi là bác sĩ nội trú, cháu đang loay hoay không biết có nên nghỉ việc hay không. Trong mắt người ngoài, làm bác sĩ tại bệnh viện là một điều rất hào nhoáng và đối với tôi cũng thật là vinh dự.
Nhưng con gái tôi năm nay đã gần 30 rồi mà chưa có bạn đời! Suốt ngày bận rộn không có thời gian yêu đương. Tôi bất an và lo lắng quá! Bác sĩ nội trú thường nằm ở tuyến đầu, chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân, sắp xếp các cuộc khám, thực hiện các ca phẫu thuật và viết các tài liệu y tế khác nhau.
Con nói với tôi rằng phải ghi nhớ bệnh sử phức tạp, theo dõi bệnh nhân hằng ngày và nắm rõ kết quả khám của từng bệnh nhân, hiểu rõ yêu cầu của họ và gia đình, sắp xếp khám và chịu trách nhiệm về kết quả khám. Con gái tôi làm rất nhiều việc và phức tạp!
Nếu có bệnh nhân nguy kịch hoặc ca khó thì cần thêm thời gian để theo dõi tình trạng, cấp cứu, thăm khám, tư vấn, điều chỉnh thuốc, giải thích bệnh tình, dành cả ngày ở bệnh viện”.
Theo tìm hiểu của tờ 163, tại bệnh viện nơi nữ bác sĩ này làm việc, một bác sĩ nội trú bình thường làm việc ít nhất 10 giờ/ngày. Hiện nay, số lượng bác sĩ nội trú tuyến đầu đang giảm dần, cô trực thường xuyên hơn.
Một năm có 365 ngày, thời gian làm nhiệm vụ của bác sĩ này đã lên tới 1/4, gần 100 ngày. Bà mẹ tức giận đến mức hỏi: “Nếu bạn dành toàn bộ thời gian của mình cho bệnh viện vì đủ loại vấn đề mà bạn có thể gặp phải trong ca làm việc của mình và nhận lại rất ít. Bạn vẫn là bác sĩ nội trú ở tuổi 30 và không có thời gian để yêu đương. Bạn có chịu không?”.
Bệnh viện nơi nữ bác sĩ trẻ này làm việc có bảng đánh giá hiệu quả rất nghiêm ngặt. Khi cô còn là bác sĩ thực tập cách đây 4 năm, toàn bộ Khoa Phẫu thuật Mạch vành chỉ thực hiện vài ca phẫu thuật một tuần. Tuy nhiên, một bác sĩ nội trú phải tiếp nhận 4 bệnh nhân, làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày, thậm chí 10 ca mổ mỗi tuần. Lương và thưởng của họ không nhiều.
Cuối cùng, người mẹ giận dữ thốt lên: “Con gái tôi 30 tuổi khó lấy chồng, một năm phải làm 100 ca, mỗi ngày làm hơn 10 tiếng, ngày nào cũng quanh quẩn trong bệnh viện, hiếm khi về nhà và không có nhiều tiền. Tôi lo lắng quá. Ai muốn làm thì đi mà làm!”.
Sau 30 tuổi chưa kết hôn, tức là "ế"
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến với sự tham gia của 2.289 bác sĩ Trung Quốc, gần 90% được khảo sát đã kết hôn hoặc đang trong mối quan hệ. Độ tuổi kết hôn trung bình là 30,7 tuổi và hầu hết đều trên 33 tuổi. Trong số đó, sự kết hợp giữa “nam bác sĩ + nữ y tá” phổ biến hơn nhưng cũng không ít bác sĩ cho biết họ sẽ không cưới bác sĩ.
Trên thực tế, các bác sĩ không tìm kiếm bạn đời là đồng nghiệp. Một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa JAMA đã chỉ ra mâu thuẫn cốt lõi đến từ công việc và việc chăm sóc con cái.
Nghiên cứu này cho thấy hầu hết cặp đôi bác sĩ đều gặp nhau, quen biết nhau và thậm chí yêu nhau khi còn là sinh viên. Nếu bỏ lỡ thời sinh viên, bác sĩ rất có thể sẽ không tìm được một nửa còn lại là bác sĩ. Nếu hai bác sĩ kết hôn, xét đến thời gian đào tạo nghề y lâu dài, nhịp sống của hai người có thể chệch sau khi bắt đầu làm việc.
Một cuộc khảo sát khác có sự tham gia của 567 nhân viên y tế từ 22 đến 30 tuổi (chiếm 80%). Đối tượng khảo sát phân bố ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Theo đó, 29% bác sĩ và y tá vẫn độc thân, gần một nửa (43%) trả lời rằng mối quan hệ xã hội của họ quá hẹp và 15% cho biết họ chưa có ý định yêu đương vào lúc này.
Sau khi trở thành bác sĩ, dù miễn cưỡng yêu hay kết hôn đều thấy không vừa ý. Khi được hỏi làm thế nào để tìm được bạn đời, 44% bác sĩ cho biết họ gặp nhau trong khuôn viên trường, số còn lại quen qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè, công việc và hẹn hò qua mạng là lựa chọn cuối cùng.
Vì vậy, nếu sau khi đi làm mà vẫn chưa tìm được bạn đời thì khả năng độc thân sau tuổi 30 của bác sĩ là rất cao.