Sauron là ác nhân chính trong loạt tiểu thuyết The Lord of the Rings của J.R.R. Tolkien, được xem là Chúa tể bóng tối tại Trung địa, chủ nhân của vùng đất Mordor với tham vọng thống trị cả thế giới. Xuyên suốt bộ truyện này, Sauron gắn liền với hình ảnh 1 con mắt rực lửa luôn ráo riết soi xét mọi ngóc ngách để tìm ra chiếc Nhẫn chủ (The One Ring). “Con mắt của Sauron” (hay The Eye of Sauron) chính là biểu tượng của sức mạnh và nỗi sợ hãi đối với bất cứ ai tham gia vào cuộc chiến liên quan đến chiếc nhẫn quyền năng.
Và thú vị thay, các nhân viên tại Meta lại sử dụng cụm từ này - The Eye of Sauron, để đặt biệt danh cho CEO Mark Zuckerberg.
Tham gia chương trình The Tim Ferriss Show, Zuckerberg đã chia sẻ về cách mà anh quản lý năng lượng của bản thân tại công ty khi liên tục phải làm việc với dòng chảy thông tin luôn không ngừng thay đổi theo từng giây. “Cha đẻ” của Facebook cho biết: “Tôi không phải dạng người đủ bình tĩnh, sáng suốt để mà ngồi thiền và bước vào trạng thái tập trung cần thiết. Tôi luôn phải đặt bản thân vào những tình huống mà không tập trung không được để làm việc”.
Zuckerberg tiếp tục chia sẻ: “Một vài đồng nghiệp của tôi nhận định một cách đáng yêu rằng độ tập trung của tôi giống như là “Con mắt của Sauron” vậy. Lý do là bởi tôi cần một nguồn năng lượng dồi dào như vậy khi tập trung làm 1 việc gì đó, và chỉ cần liếc sang bất kỳ ai, bất kỳ đội ngũ nào khác, tôi có thể sẽ đốt cháy họ”.
Trước những chia sẻ thẳng thắn của Zuckerberg, cộng đồng mạng đã lập tức chia làm 2 phe: Một số người cho rằng các nhân viên tại Meta thực sự yêu quý và nể phục “sếp” của mình bởi sự tập trung cao độ khi làm việc trong 1 môi trường căng thẳng; một số khác thì lại cho rằng biệt danh này như 1 sự mỉa mai mà họ dành cho Zuckerberg, bởi suy cho cùng, từ bao giờ mà “Con mắt của Sauron” lại được xem là 1 điều tốt đẹp vậy?
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, 9gag)
Mark Zuckerberg: Người trẻ nên xây dựng quan hệ hơn là tập trung đạt mục tiêu
Hầu hết mọi người đều biết tới câu chuyện khởi nghiệp từ ký túc xá của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, theo nhà sáng lập Facebook, có lẽ bạn đã rút ra bài học sai lầm từ việc này.