Trước đó, tờ Wall Street Journal hôm 1/11 đưa tin, Riyadh đã nói với Washington rằng, các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Iran nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Ảrập Xêút “sắp xảy ra”.
Bộ Ngoại giao Iran khẳng định, thông tin cho rằng nước này đang lên kế hoạch tập kích Ảrập Xêút là “cáo buộc vô căn cứ, được tạo ra nhằm gây bầu không khí tiêu cực chống lại Iran, cũng như phá hủy xu hướng tích cực hiện tại với các nước trong khu vực”.
Tuy nhiên, theo Washington Post, sau khi nhận được thông tin trên, Mỹ đã cử các chiến đấu cơ đang làm nhiệm vụ ở Vịnh Ba Tư di chuyển tới không phận Iran “để phô diễn sức mạnh vũ trang của lực lượng”. Động thái chưa từng thấy trước đây của Washington được coi là "minh chứng mới nhất về sức mạnh và tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác" mà chính quyền Tổng thống Joe Biden dành cho Ảrập Xêút.
Riyadh là đồng minh chính của Washington ở Vùng Vịnh suốt nhiều thập kỷ qua. Song, hiện có nhiều hoài nghi về tương lai của mối quan hệ song phương sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Ảrập Xêút dẫn đầu, hồi đầu tháng 10 quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Động thái diễn ra bất chấp việc Mỹ hối thúc Ảrập Xêút làm điều ngược lại, viện dẫn lí do nhằm giảm doanh thu và nguồn tài trợ của Nga cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo hãng thông tấn NBC, Nhà Trắng thậm chí đang thảo luận về việc rút lại viện trợ quân sự cho Ảrập Xêút cũng như loại nước này khỏi các cuộc tập trận và hội nghị quân sự trong khu vực như một hình phạt cho sự bất chấp của Riyadh.
Tuấn Anh
Ảrập Xêút, UAE từ chối điện đàm với Mỹ giữa lúc giá dầu tăng
Các quốc gia vùng Vịnh có khả năng tăng lượng cung cấp dầu để giảm bớt lo ngại về nguồn cung, nhưng quan hệ giữa họ với Mỹ đã nguội lạnh dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Mỹ rút hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất khỏi Ảrập Xêút
Mỹ đã rút toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất của mình và các khẩu đội tên lửa Patriot khỏi Ảrập Xêút trong vài tuần qua.