Vì sao phải nạp tiền?

Một số trò chơi, kể cả game online hay game offline, có những phần chơi hay vật phẩm mà chỉ có thể mở khoá bằng cách nạp tiền. Cũng có những game nếu cày cuốc trong một thời gian thì vẫn có thể đạt được. Tuy nhiên, việc bỏ tiền hợp lý để có thể được trải nghiệm hết các tính năng của trò chơi hoặc không cần tốn công sức và thời gian cũng là điều nên làm.

{keywords}
Pay to win là thuật ngữ thường dùng của giới game thủ, ý chỉ nạp nhiều tiền sẽ thắng (Người chơi có thể mua một lợi thế hoặc tăng trưởng mà không thể kiếm được bằng cách chơi miễn phí).

Cash shop (cửa hàng vật phẩm mua bằng đơn vị tiền game quy đổi từ tiền thật) không ngẫu nhiên mà sinh ra. Nó tồn tại bởi nó là một phần của game, là những giá trị các người thiết kế, nhà phát hành bổ sung cho đứa con tinh thần của mình. 

Thậm chí, nếu nhìn vào danh sách mua hàng trên Cash shop của một người thì cũng có thể nhận ra tính cách thật của người đó. Chẳng hạn, bạn có thể thấy một gã to béo, lầm lỳ, hung dữ ngoài đời lại sắm cho nhân vật của mình một bộ trang phục hồng chóe lóe, cầu vồng bảy sắc.

Những gương mặt vàng của làng cào thẻ

Nhắc đến các đại gia nạp tiền tỷ vào game, không thể không nhắc tới giai đoạn hoàng kim của thể loại kiếm hiệp ở thị trường game Việt với Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Thiên Long Bát Bộ...

Chúng ta có thể kể đến Tiểu Anh, Cảnh Diệu (Thiên Long Bát Bộ), Hắc Điểu, LouisVuitton, Lâm Tuyết Nhạn (Võ Lâm Truyền Kỳ), BeoKaKa (Kiếm Thế)... Họ từng là những tên tuổi không người không biết trong suốt một thời gian dài và cũng là huyền thoại trong giới game thủ.

{keywords}
Một số “gương mặt vàng của làng cào thẻ” được nhiều game thủ biết đến

Hầu hết trong số họ đều đã bạo chi tiền tỷ để đầu tư cho nhân vật con cưng trong game, hoặc sở hữu những trang bị đáng mơ ước của nhiều người.

Ở giai đoạn hiện tại, những “gương mặt vàng của làng cào thẻ” (sử dụng thẻ cào để nạp, khi hình thức thanh toán trực tuyến chưa phát triển) vẫn có, tuy nhiên số lượng cũng hạn chế và độ chịu chơi còn kém xa. Do sự phát triển nhanh chóng của dòng game mobile, tuổi thọ của các game này ngày càng bị rút ngắn và khó tạo được hiệu ứng thực sự trong cộng đồng.

Do đó, tên tuổi của các đại gia ngày càng bị mai một, hoặc có chăng chỉ gây ấn tượng trong một nhóm nhỏ, những cộng đồng giới hạn của các tựa game nhập vai trên nền tảng di động.

Nạp tiền tỷ vào game có phải thú chơi ngông?

Để trả lời cho câu hỏi này có nhiều đáp án, tùy thuộc hoàn cảnh và đối tượng (hoặc trường hợp) nhất định. “Đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền” là câu nói thường thấy để phản bác lại những đánh giá, so sánh có phần thiển cận của nhiều người, khi đánh giá thói quen nạp tiền vào game.

Trong một trò chơi cả ngàn người tham gia, việc xuất hiện “một cách chói lóa” trên các bảng xếp hạng là cách ấn tượng nhất mà nhiều game thủ lựa chọn. Đây là cách nhanh chóng nhất để thể hiện độ chịu chơi của các đại gia, và tất nhiên số tiền nạp vào cũng tỷ lệ thuận với chỉ số lực chiến. 

Trên thực tế, việc cạnh tranh là hiện hữu, nhưng nhiều người lại có thói quen nạp thẻ vì nhiều mục đích khác nhau. Sự hơn thua có thể thể hiện trên bảng xếp hạng chiến lực. Thế nhưng không ít người nạp số tiền lớn vào game bởi họ có chiến lược đầu tư rất cụ thể. Đương nhiên, đã đầu tư sẽ có thu lợi và kết quả thực sự chỉ có người trong cuộc mới có thể xác định rõ ràng.

Ngoài ra, cũng không loại trừ đó là mục đích kích cầu. Bao gồm cả người của nhà phát hành và những thương nhân chợ đen trong game đang thao túng thị trường, nhờ ăn chênh lệch tỷ giá. Có những vật phẩm hoặc trang bị, sau khi được sang tay cho người mới, đã mang lại giá trị chênh lệch được quy đổi thành hiện kim với con số không hề nhỏ.

Hầu hết mọi người đều hiểu, những đại gia lắm tiền nhiều của, sẽ không chủ động ném tiền vào những trò chơi nếu không có lý do. Thực ra, giải trí cũng là một lý do được coi là khá phù hợp.

Xu hướng người dùng và thị trường đã thay đổi?

Lớp game thủ hiện đại đã nhận ra vấn đề ở chiến lược kinh doanh của các nhà phát hành từ lâu. Họ đã sẵn sàng móc hầu bao để chi trả cho nhu cầu giải trí thực tế. Thậm chí, họ là người đầu tiên lên tiếng phản bác những quy kết đánh giá việc nhà phát hành “hút máu người chơi” một cách vô căn cứ. Bởi họ hiểu, duy trì hoạt động của các máy chủ vẫn tốn cả “sức cơm”.

Mặc dù người dùng đã bắt đầu quen với các tựa game thu phí hoặc thể loại Moba, sinh tồn (loại game mà tất cả người chơi sẽ bắt đầu trận đấu giống nhau) mới chỉ sở hữu cửa hàng ngoại trang và phụ kiện ít tăng sức mạnh trực tiếp. Thế nhưng vẫn không ít người chơi giữ thói quen nạp để sưu tập chật kín rương thời trang. Đâu có cũng có những tựa game thuộc thể loại này nhưng vẫn cho phép nâng cấp nguyên liệu trang bị từ cash shop, nhưng hiệu quả thực sự không đáng kể.

Theo thời gian, tuy rằng kinh tế ngày càng đi lên nhưng dòng game online kiếm hiệp mang phong cách cày cuốc này đã không còn nhiều đất sống cũng như phát triển ở thị trường Việt Nam. Vậy nên, những kỷ lục về độ mạnh bạo khi chi tiền tỷ cho các nhân vật ảo của các đại gia chắc chắn sẽ còn tồn tại trong khoảng thời gian dài nữa.

Điệp Lưu

Lạm dụng ngôn từ kích động là "bản sắc" của game thủ Việt?

Lạm dụng ngôn từ kích động là "bản sắc" của game thủ Việt?

Trong giới game thủ, toxic là thuật ngữ dùng chỉ những người hay có thói quen sử dụng ngôn từ gây kích động và hành vi tiêu cực.