Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực siết quản lý tiền ảo trên toàn cầu, khi chính phủ khắp nơi, từ châu Á tới châu Âu bày tỏ lo ngại về các đồng tiền ảo kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát các hệ thống tài chính và tiền tệ của nhà nước. Những năm gần đây, Nga phản đối tiền ảo vì cho rằng chúng có thể bị sử dụng trong hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Thậm chí, năm 2020, Nga còn cấm dùng tiền ảo làm phương tiện thanh toán.

{keywords}
(Ảnh: Reuters)

Tháng 12/2021, giá Bitcoin sụt giảm sau khi hãng tin Reuters dẫn lời nguồn tin cho biết, nhà chức trách Nga đang nghiêng về phía cấm hoàn toàn tiền ảo. Trong báo cáo phát hành ngày 20/1, Ngân hàng trung ương Nga nhận định sự tăng trưởng nhanh chóng của tiền ảo chủ yếu do nhu cầu đầu cơ. Chúng mang đặc điểm của một kim tự tháp tài chính. Ngân hàng cảnh báo bong bóng trên thị trường có thể hình thành, đe dọa ổn định tài chính và phúc lợi công dân.

Ngân hàng đề xuất cấm các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ giao dịch nào bằng tiền ảo và nên phát triển cơ chế để ngăn chặn các giao dịch nhằm mục đích mua bán tiền ảo lấy tiền pháp định. Các sàn giao dịch tiền điện tử cũng trong diện đề xuất cấm

Theo Ngân hàng trung ương Nga, người Nga là những người dùng tiền ảo tích cực với giao dịch thường niên trị giá khoảng 5 tỷ USD. Nga còn là quốc gia đào tiền ảo lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan.

Ngân hàng cho biết, đào tiền ảo gây ra những vấn đề đối với tiêu thụ năng lượng. Bitcoin và các loại tiền ảo khác được đào bằng các máy tính mạnh mẽ, cạnh tranh với những người khác trong mạng lưới toàn cầu để giải quyết các phép toán phức tạp. Quy trình này rất tốn điện, trong khi điện phần lớn sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch, có hại cho môi trường.

“Giải pháp tốt nhất là ra lệnh cấm đào tiền ảo tại Nga”, báo cáo viết.

Vào tháng 8/2021, Nga chiếm 11,2% hashrate toàn cầu. Hashrate là thuật ngữ chỉ thước đo hiệu suất của người khai thác tiền ảo. Trong báo cáo của mình, Ngân hàng trung ương Nga nhắc đến các biện pháp mà những nước khác đang thực hiện để ngăn chặn hoạt động tiền ảo. Tổ chức này cho biết, sẽ làm việc với nhà chức trách tại các quốc gia khác nơi có các sàn giao dịch tiền ảo để thu thập hoạt động của các khách hàng người Nga.

Tháng 9/2021, Trung Quốc cấm hoàn toàn mọi giao dịch và khai thác tiền ảo, khiến Bitcoin và các loại tiền ảo lớn khác giảm giá và gây áp lực lên cổ phiếu liên quan tới tiền ảo, blockchain. Theo Ngân hàng trung ương Nga, tài sản tiền ảo phổ biến sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của chính sách tiền tệ và cần phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Trong khi đó, Ngân hàng Nga dự định phát hành đồng rouble kỹ thuật số, gia nhập xu hướng phát triển tiền số để hiện đại hóa hệ thống tài chính, chống lại nguy cơ tiềm năng từ các loại tiền ảo khác.

Du Lam (Theo Reuters)

Giá Bitcoin năm nay có thể ‘leo’ lên mức 75.000 USD

Giá Bitcoin năm nay có thể ‘leo’ lên mức 75.000 USD

CEO một ngân hàng dự đoán giá Bitcoin năm 2022 có thể đạt mức từ 50.000 đến 70.000 USD.