ThS Hồ Mạnh Toàn, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành, Trường ĐH Phenikaa đã gửi tới VietNamNet một số phân tích về công bố quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo ThS Toàn, anh đã lấy dữ liệu từ trang web Scimago -  trang thông tin lấy toàn bộ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Scopus để kiểm chứng xem nhận định rằng công bố trong Khoa học xã hội nhân văn là 'khó đăng' hay 'đặc thù' có thực sự đúng hay không? 

{keywords}

·       Danh sách này bao gồm số bài đăng trên tạp chí, sách, hội thảo được Scopus ghi nhận.

Trái ngược với nhận định Khoa học xã hội nhân văn là lĩnh vực khó đăng, có thể thấy một loạt các ngành trong Khoa học xã hội nhân văn đã có tăng trưởng vượt bậc về số lượng công bố quốc tế trong 5 năm qua.

Đặc biệt, có thể kể đến chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh. Năm 2016, một năm trước khi Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (thông tư cũ về đào tạo tiến sĩ) ra đời, các nhà nghiên cứu kinh tế từ Việt Nam chỉ công bố được 107 bài, đứng thứ 57 thế giới, thì đến năm 2018, con số tương ứng đã lên tới 246 bài, xếp thứ 52 thế giới. Hơn thế nữa, đến năm 2020, đã có sự tăng trưởng vượt bậc về số công bố trong ngành kinh tế (1024 bài, đứng thứ 20 thế giới).

Bên cạnh kinh tế, chuyên ngành kinh doanh cũng có sự tăng trưởng ấn tượng không kém qua các năm 2016, 2018, 2020: từ 140 đến 410 và 1316 bài, đứng các thứ hạng 63, 49 và 25 thế giới. Hai chuyên ngành kinh tế và kinh doanh thậm chí đã vượt một số chuyên ngành bên khoa học tự nhiên vốn được xem là có mức độ hội nhập quốc tế cao hơn, ví dụ như toán (đứng thứ 30 thế giới).

Một chuyên ngành khác có sự tăng trưởng ấn tượng về công bố trên Scopus là chuyên ngành giáo dục. Năm 2016, các nhà nghiên cứu giáo dục của nước ta công bố được 117 bài, con số này tụt xuống 111 bài vào năm 2018 nhưng ngay sau đó đã tăng mạnh, đạt đến 328 bài vào năm 2020 (đứng thứ 52 thế giới).

Ngoài ra, kể cả các chuyên ngành được xem là có “tính đặc thù”, tưởng chừng như rất khó công bố cũng có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, các chuyên ngành như Nhân học, Văn học, Triết học, Thư viện và khoa học thông tin, đô thị học trong năm 2016 đều chỉ công bố được dưới 10 bài thì đến các năm 2018, 2020, số xuất bản đều tăng dần lên tới “hai chữ số”, đặc biệt ấn tượng có chuyên ngành Thư viện và Khoa học thông tin, đến năm 2020 đã công bố được 77 bài.

Tương tự, các ngành khác như Tâm lý, Văn hóa, Luật, Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế, lịch sử, ngôn ngữ cũng đều có sự tăng trưởng đều từ 2016 đến 2020.

Như vậy, có thể nói, sau Thông tư 08 về đào tạo tiến sĩ năm 2017 với sự chú trọng đến công bố quốc tế, nghiên cứu về Khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất đáng ghi nhận về trong mọi chuyên ngành hẹp. Và nhận định rằng Khoa học xã hội nhân văn Việt Nam là “đặc thù”, “khó đăng” hay “không phù hợp với quốc tế” cần phải xem xét lại.  

ThS. Hồ Mạnh Toàn 

PTT Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về chuẩn tiến sĩ mới

PTT Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về chuẩn tiến sĩ mới

Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ GD-ĐT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ vừa ban hành. 

Điểm mấu chốt trong tranh cãi 'nảy lửa' về chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT

Điểm mấu chốt trong tranh cãi 'nảy lửa' về chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT

Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021) mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học.

 

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'

"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.

GS Văn học: KHXH của Việt Nam không kém, sao lại 'hạ chuẩn' tiến sĩ?

GS Văn học: KHXH của Việt Nam không kém, sao lại 'hạ chuẩn' tiến sĩ?

Theo GS.TS Lê Huy Bắc, quy chế về đào tạo tiến sĩ năm 2017 đã khiến cho các ứng viên “dưới chuẩn quốc tế” không còn đất dụng võ, mang lại không khí học thuật trong lành cho KHXH. Nhưng quy chế mới đã chặn đứng điều đó.

Việt Nam 'lột xác' về công bố quốc tế trong KHXH

Việt Nam 'lột xác' về công bố quốc tế trong KHXH

Cách đây khoảng 10 năm, một nhà toán học đã từng có nhận xét đại ý “Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học xã hội”. Lời nhận xét có vẻ hơi nặng, nhưng cũng có ý đúng, nhất là khi xét ở khía cạnh công bố quốc tế.