W-nguyen-hue14-1.jpg

Nghệ nhân A Lip ở làng Groi 2 (xã Glar, Đak Đoa, Gia Lai) sinh ra trong một gia đình có truyền thống đánh cồng chiêng. Từ nhỏ, ông đã được cụ thân sinh chỉ dạy đánh cồng chiêng và phân biệt cách chỉnh âm. Hiểu được giá trị của loại hình nghệ thuật này đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, nghệ nhân đã thường xuyên "truyền nghề" cho lớp người trẻ trong làng, xã, để bảo tồn và phát huy.

W-nguyen-hue6-1.jpg

Căn phòng nhỏ này là nơi ông trưng bày 3 bộ cồng chiêng cùng nhiều nhạc cụ dân tộc. Chúng được dùng khi có lễ hội, giao lưu văn hóa và để dạy cho các cháu nhỏ ở làng. 

img 5310.jpg

"Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh. Cồng chiêng mất đi, bản sắc văn hóa, đồng bào mình cũng không còn", ông A Líp bày tỏ. 

img 5309.jpg

Hàng chục năm nay, nghệ nhân A Lip đều dành thời gian thứ 7 và chủ nhật tham gia các lớp truyền cồng chiêng cho thanh thiếu niên của huyện Đak Đoa và một số địa phương lân cận như: Chư Sê, Chư Păh. Ông còn được nhiều đơn vị trường học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mời dạy.

Không chỉ giỏi đánh chiêng, nghệ nhân A Lip còn miệt mài học cách chỉnh chiêng, học đánh đàn Y’rưng, Gong Kní, làm các loại đàn tính từ tre, trúc và tạc tượng gỗ của người Ba Na. 

W-nguyen-hue7-1.jpg

Ông cũng là một trong số ít các nghệ nhân biết chế tác và sử dụng chiêng tre - loại nhạc cụ cổ truyền, xuất hiện từ rất sớm ở Tây Nguyên. 

W-nguyen-hue13-1.jpg

Ông A Líp dành thời gian nghiên cứu sâu về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Hai chiếc mặt nạ Bram được ông A Líp tự sáng tạo trong những lúc rảnh rỗi.

W-nguyen-hue2-1.jpg

Mô hình căn nhà rông 1,5m đang trong quá trình hoàn thiện được ông A Líp dựng lên để sử dụng trong các buổi biểu diễn, giao lưu văn hoá cồng chiêng.

W-nguyen-hue1-1.jpg

Mới đây, ông A Líp cùng 3 nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm sự ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, khuyến khích những “báu vật nhân văn” tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo trong việc truyền dạy vốn quý văn hóa cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Huy Phúc, Đức Yên và nhóm BTV