Nghịch lý thị trường BĐS TP.HCM: Giao dịch giảm, giá vẫn tăng
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Các loại phí, thuế sẽ tăng khi đánh thuế nhà thứ hai trở lên
Tại dự thảo thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển, UBND TP.HCM đề xuất thu thuế nhà đất thứ hai trở lên.
Trong phương án kiến nghị lựa chọn, TP.HCM đề xuất tăng mức thu 3 loại phí, thuế liên quan đến việc chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên. Ba loại phí, thuế đó là: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; và lệ phí trước bạ khi nhận chuyển nhượng. (Xem chi tiết)
“Mắc cạn” khi đầu tư căn hộ
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chững lại, không ít nhà đầu tư căn hộ tại TP.HCM rơi vào cảnh “bán không được, giữ chẳng xong”. Giá căn hộ tại TP.HCM và vùng phụ cận thời gian qua diễn biến trái chiều, tăng ở thị trường sơ cấp nhưng giảm ở thị trường thứ cấp.
Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở mới khan hiếm là nguyên nhân đẩy giá bán căn hộ trung bình lên cao, một số trường hợp người mua trả hàng. Trong khi đó, khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng khiến cho thanh khoản thị trường thứ cấp giảm, nhà đầu tư dù giảm giá bán nhưng vẫn khó ra hàng. (Xem chi tiết)
TP.HCM xin cơ chế gỡ vướng nhà ở xã hội
Nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP.HCM trong những năm qua rất lớn, nhưng nguồn cung lại rất hạn chế. Để giải quyết tình trạng này, UBND TP.HCM vừa đề xuất cơ chế đặc thù được chấp thuận chủ trương đầu tư với những dự án có quyền sử dụng đất không phải đất ở.
Theo Luật Nhà ở hiện nay, ngoài đất được Nhà nước giao, cho thuê và đất NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp muốn đầu tư NƠXH phải có đất ở hợp pháp. Quy định này không đồng bộ với Luật Đầu tư và Luật Đất đai, trình tự thủ tục đầu tư dự án NƠXH rắc rối hơn nhà ở thương mại, không thu hút doanh nghiệp tham gia. (Xem chi tiết)
Tiếp tục xử lý vi phạm về kinh doanh bất động sản
Ngoài dự báo thị trường bất động sản năm 2023 vẫn còn khó khăn, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thành phố sẽ có biện pháp để điều chỉnh tình trạng nguồn cung đang lệch về phân khúc trung và cao cấp.
Để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, TP.HCM sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong đầu tư kinh doanh bất động sản. (Xem chi tiết)
Hơn 100ha đất xây nhà ở xã hội bị ‘bỏ quên’
Trong kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023, tỉnh Bình Dương dự kiến phát triển thêm 13.537 căn nhà ở thương mại, 18.000 căn NƠXH, 1.000 căn nhà tái định cư và hơn 2 triệu mét vuông sàn nhà ở do người dân tự xây dựng.
Tuy đánh giá thị trường bất động sản hiện vẫn còn khó khăn nhưng UBND tỉnh Bình Dương cho rằng nhu cầu về NƠXH vẫn rất lớn.
Để giải quyết bài toán nguồn cung phân khúc này, tỉnh Bình Dương sẽ rà soát quỹ đất NƠXH với tổng diện tích hơn 100ha nằm trong 34 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ NƠXH. (Xem chi tiết)
Giá dịch vụ nhà chung cư có thể dưới 5.000 đồng/m2/tháng
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang lấy ý kiến người dân về dự thảo khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn. Khung giá được chia theo nhà chung cư có thang máy và không có thang máy, tuỳ theo khu vực.
Mức giá dịch vụ đối với nhà chung cư không thang máy tại các huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến từ 4.422 đồng/m2/tháng đến 9.848 đồng/m2/tháng. (Xem chi tiết)
Làn sóng rao bán nhà đất lan rộng
Theo khảo sát từ một đơn vị nghiên cứu thị trường, lượng tin rao bán nhà đất trên cả nước trong vài tháng quá có chiều hướng tăng.
Trong tháng 12/2022, lượng rao bán nhà đất tăng 22% so với cùng kỳ. Những loại hình được rao bán nhiều nhất là đất nền, nhà phố và căn hộ chung cư. Mức tăng trung bình từ 14 - 32%.
Riêng TP.HCM, lượng tin rao bán nhà đất tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, đất nền có nhu cầu rao bán tăng 54%, nhà phố tăng 48%, nhà riêng tăng 42%, căn hộ tăng 14% và biệt thự liền kề tăng 22%.
Đầu năm 2023, làn sóng rao bán nhà đất lan rộng, nhất là tại các thị trường tỉnh. Các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Bình Dương, Lâm Đồng, lượng tin rao bán tăng trung bình từ 15 – 20% so với cùng kỳ. Long An ghi nhận lượng rao bán tăng mạnh, lên đến 54% so với năm ngoái.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Có gần 3.000 căn hộ và nhà ở tại TP.HCM đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, tuy vậy phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân có giá bán dưới 40 triệu đồng/m2 gần như mất hút.
Để giải quyết sự chậm trễ trong khâu thực hiện thủ tục pháp lý cho dự án BĐS, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 4 bước, đồng thời quy định rõ thời gian xử lý hồ sơ tại từng đơn vị.