Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hệ thống mới này của FSA sẽ sử dụng AI để kiểm tra dữ liệu giao dịch, thông tin mở tài khoản ngân hàng... Các hành vi nghi vấn như liên tục gửi tiền đến một tài khoản cố định trọng thời gian ngắn, rút lượng lớn tiền mặt từ tài khoản ngân hàng… sẽ được AI phát hiện và ngay lập tức thông báo cho FSA.
Nguồn kinh phí để phát triển hệ thống này được lấy từ ngân sách dành cho Cơ quan nghiên cứu tổng hợp kỹ thuật công nghiệp và năng lượng (NEDO).
Hệ thống này hiện đang được công ty NEC, hiệp hội ngân hàng Nhật Bản, công ty kiểm toán Azusa tiến hành thử nghiệm kiểm chứng kỹ thuật, tính năng và có thể triển khai sớm nhất trong năm tài chính 2021 tại tất cả các ngân hàng trên toàn Nhật Bản.
Theo FSA, số lượng các vụ việc nghi ngờ có sự tham gia của hoạt động rửa tiền trong năm 2019 tại Nhật Bản là nhiều nhất từ trước đến nay với 440.0492 vụ, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010. Bên cạnh đó, hành vi đánh cắp thông tin cá nhân người khác để mở tài khoản trái phép nhằm mục đích sử dụng bất hợp pháp cũng tăng lên theo từng năm.
Các ngân hàng lớn tại Nhật Bản hiện đang thúc đẩy các biện pháp xác nhận danh tính và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp, song các ngân hàng địa phương Nhật Bản với năng lực tài chính hạn chế vẫn đang chậm trễ trong vấn đề này.
Theo báo cáo của Hiệp hội giám sát hoạt động tài chính bao gồm cơ quan cảnh sát, tài chính của Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu (FATF) tiến hành năm 2008, Nhật Bản bị đánh giá thấp nhất trong Nhóm các quốc gia phát triển (G7) về chính sách chống rửa tiền.
Với việc FATF nối lại hoạt động đánh giá từ năm 2019, FSA kỳ vọng việc triển khai hệ thống mới trên toàn quốc có thể cải thiện năng lực tín dụng quốc tế của các ngân hàng Nhật Bản trong tương lai.
(Theo bnews)
Nhật Bản ra đời kính đo tông màu da khi mua mỹ phẩm online
Trước kính đo tông màu da, hãng thời trang trực tuyến Nhật Bản đã xuất xưởng 1,4 triệu thiết bị Zozomat, dùng để đo cỡ chân khi mua giày, hay Zozosuit, bộ đồ đo cơ thể khi mua quần áo.