Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) được tổ chức ngày 10/11 tại 3 điểm cầu truyền hình Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Đây là lần đầu tiên VECOM tổ chức đại hội trực tuyến kết nối 3 điểm cầu để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Theo báo cáo của VECOM, trong nhiệm kỳ III giai đoạn 2016– 2021, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động liên quan tới tư vấn, phản biện chính sách và pháp luật, phổ biến tuyên truyền về thương mại điện tử.

Hiệp hội cũng đã chủ trì và phối hợp triển khai một số chương trình trọng điểm, thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp như Chỉ số Thương mại điện tử (EBI); Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 - 2025; Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam; Diễn đàn tiếp thị trực tuyến cùng nhiều hoạt động liên quan tới dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, du lịch trực tuyến, thương mại di động, bảo vệ thông tin cá nhân…

{keywords}

Đáng chú ý, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ III giai đoạn 2016– 2021 của VECOM gồm 24 thành viên đại diện cho các đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực hạ tầng thương mại điện tử, thanh toán, chuyển phát, tiếp thị, đào tạo và truyền thông như: Liên minh chuyển đổi số DTS, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử - Đại học Thương mại, NAPAS, Sapo, IMGroup, Fado, Gotadi, Vietnam Post, Vietnam Trade, ACCESSTRADE, Do Ventures, Haravan...

Ban thường trực VECOM nhiệm kỳ mới ngoài Chủ tịch Nguyễn Ngọc Dũng còn có 3 Phó Chủ tịch là ông Trần Trọng Tuyến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sapo; ông Bùi Trung Kiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) và bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Do Ventures. Tổng thư ký VECOM nhiệm kỳ IV giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục là ông Trần Văn Trọng.

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2025 (Ảnh: IM Group)

 

Chia sẻ về phương hướng hoạt động giai đoạn đến năm 2025, tân Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng nhấn mạnh: Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đòi hỏi cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trực tuyến, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ người tiêu dùng.

Vì thế, Hiệp hội cần chủ động theo dõi và có các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật liên quan tới thương mại điện tử trên nền tảng di động, kinh doanh trên các mạng xã hội, thương mại điện tử gắn với AI, Blockchain, các loại tiền điện tử, quảng cáo trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân, các vấn đề liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh, thuế, giải quyết tranh chấp.

“Trong giai đoạn này, thương mại điện tử được coi là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế và doanh nghiệp khi phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu cũng như trong nước”, tân Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng cho biết thêm.

Vân Anh

Đưa thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% vào năm 2025

Đưa thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% vào năm 2025

Theo Đề án mới được Thủ tướng Chính phê duyệt, vào cuối năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt sẽ gấp 25 lần GDP và tỷ trọng của phương thức thanh toán này trong thương mại điện tử chiếm 50%.