Đã có 8 bị cáo phạm tội tham nhũng bị tuyên tù chung thân, tử hình
Hôm nay (26/10), Quốc hội nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2020.
Quốc hội sáng nay (3/6) thảo luận tại hội trường về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Phạm nhân từng trốn trại có thể không được lao động ngoài trại giam
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, thực tiễn công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục, cải tạo phạm nhân trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế mới, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai tổ chức thực hiện.
Nhấn mạnh việc đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết, Bộ trưởng Công an cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý để thống nhất tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết góp phần đánh giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trên cơ sở đó đề xuất đưa (hoặc không đưa) quy định tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Theo dự thảo Nghị quyết, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp: Phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; Có từ 2 tiền án trở lên; Tái phạm nguy hiểm; Người tổ chức trong vụ án đồng phạm; Người nước ngoài; Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Người dưới 18 tuổi; Người đủ 60 tuổi trở lên; Người bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần không đủ sức khỏe để lao động được y tế của trại giam xác nhận; Đang xếp loại chấp hành án phạt tù “Trung bình” hoặc “Kém”; Đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thay mặt cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Nghị quyết quy định 11 nhóm phạm nhân thuộc diện không được đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, trên cơ sở xác định điều kiện về tội danh, tính chất, mức độ phạm tội và một số điều kiện khác. Uỷ ban Tư pháp cơ bản tán thành với phương án quy định trên.
Con đường trở về nhà của phạm nhân sẽ ngắn lại
Phát biểu góp ý, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đánh sự sự cần thiết phải tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Đây là việc làm không chỉ cải tạo phạm nhân mà còn rất cần thiết cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này. Theo thống kê thì trong số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù có tới 67 % mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2, cá biệt có 4,7 % không biết chữ 54 %, trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do.
"Do đó, nếu như không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân thì sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm và dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm sẽ rất lớn", ĐB Thủy nói.
Theo ĐB Thủy cũng có những ý kiến e ngại là việc tổ chức cho phạm nhân lao động học tập, học nghề tại ngoài trại giam thì có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn. Do đó, bà cho rằng cần thiết để Bộ Công an triển khai một cách chặt chẽ nếu được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, không vì e ngại mà chúng ta bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân được cải tạo thông qua lao động.
Một trong những chính sách rất nhân văn đối với phạm nhân đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Phạm nhân chỉ cần chấp hành được 1 phần 2 thời hạn tù có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác có thể được tha tù sớm để tự cải tạo xã hội. Do đó, việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam thì cũng cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm.
Qua khảo sát thực tế, ĐB Nguyễn Tiến Nam (Quảng Bình) cho rằng, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết, có cơ sở pháp lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn, công tác quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo và tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay. Góp phần giải quyết giải quyết những khó khăn cho nhà nước và các cơ quan quản lý trại giam khi nguồn ngân sách chưa đáp ứng đủ điều kiện tổ chức cho lao động dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam chưa đủ đảm bảo, thể hiện tính nhân văn của chế độ. Dù phạm nhân là thành phần có tội, đang phải chịu hành phạt nhưng cũng phải tạo điều kiện giúp họ cải tạo để trở thành người tốt, có cơ hội sớm hoà nhập cộng đồng, khi hết hạn tù có việc làm và trở thành người có ích cho xã hội.
Trần Thường
Hôm nay (26/10), Quốc hội nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng 2020.
Sáng nay, với 91,53% ĐB có mặt biểu quyết tán thành, QH đã thông qua luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, phạm vi hoạt động của cơ sở lao động, dạy nghề dù không trong khuôn khổ trại giam nhưng vẫn thuộc quản lý của trại giam để đảm bảo an ninh, an toàn.