Phạm Thị Thanh Trà

Cập nhập tin tức Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Nội vụ mong đại biểu ủng hộ mô hình chính quyền địa phương có HĐND, UBND

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị đổi mới tổ chức chính quyền địa phương trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị giữ nguyên vì còn tiếp tục đánh giá tổng thể.

Bộ trưởng Nội vụ nói về 2 dự luật lịch sử, đột phá về tư duy lập pháp

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, 2 dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương mang tính lịch sử với nhiều điểm đột phá về tư duy lập pháp cũng như trong vận hành bộ máy hành chính.

Bỏ đề xuất không tổ chức HĐND tại các xã ở đô thị

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành; tức là bỏ đề xuất không tổ chức HĐND tại các xã ở đô thị.

Thủ tướng không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của bộ trưởng

Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi đưa ra nguyên tắc phân định thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ “không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của bộ trưởng" với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ trình QH phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các đơn vị tập trung tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng các tài liệu để Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 tới đây như Nghị quyết về việc phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ.

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để Chính phủ gỡ khó, đảm bảo 'lạt mềm buộc chặt'

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tư tưởng khi sửa Luật Tổ chức chính phủ là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay và cả tương lai để đất nước phát triển; đảm bảo "lạt mềm phải buộc chặt".

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.

Bộ trưởng Nội vụ kể về những cuộc họp cân não tinh gọn bộ máy

Những ngày qua chúng tôi “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí có cuộc họp cân não kéo dài từ sáng đến tối muộn, lúc nào đầu cũng căng như dây đàn để tính toán các phương án tinh gọn bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 5 bộ trưởng, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng

Bộ máy Chính phủ tinh gọn giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13/13 tổng cục và hàng ngàn cục, vụ; đi cùng đó là giảm tương ứng số bộ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, vụ trưởng...

Bộ Công an hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai đề án sắp xếp công an cấp huyện

Ban Chỉ đạo Chính phủ về tinh gọn bộ máy giao Bộ Công an chủ động hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai đề án sắp xếp công an cấp huyện và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công an cấp tỉnh.

Dự kiến tên gọi mới nhất của các bộ ngành sau khi tinh gọn bộ máy Chính phủ

Dự kiến Chính phủ có 14 Bộ: Quốc phòng; Công an; Tư pháp; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Dân tộc và Tôn giáo.

Bộ ngành, địa phương giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức để tinh gọn bộ máy

Các bộ ngành, địa phương giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Hơn một tháng ‘vừa chạy vừa xếp hàng’ tinh gọn bộ máy Chính phủ

Với tinh thần “thần tốc, chỉ bàn làm, không bàn lùi”, trong hơn một tháng qua, gần như tuần nào, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cùng Bộ Nội vụ và các bộ, ngành cũng họp để "vừa chạy, vừa xếp hàng", sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chính phủ.

Phó Thủ tướng: Bộ Nội vụ tinh gọn bộ máy tránh để người tài xin nghỉ, người dở ở lại

Dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm “không để cơ quan nhà nước là nơi trú ngụ của người lười biếng”, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý Bộ Nội vụ sắp xếp làm sao tránh để “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”, giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Bộ Nội vụ: Cơ bản hoàn thành báo cáo, đề án tinh gọn bộ máy, trình Bộ Chính trị, BCĐ Trung ương

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hơn một tháng qua, Bộ đã tập trung cao độ tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ với khối lượng công việc lớn chưa từng có.

Hợp nhất Bộ LĐ-TB & XH với Bộ Nội vụ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong năm 2025 là thực hiện hợp nhất Bộ LĐ-TB & XH với Bộ Nội vụ bảo đảm chủ động, thống nhất, đồng thuận, dân chủ, công khai, minh bạch; sau khi hợp nhất yên tâm công tác và phát huy giá trị văn hoá cốt lõi của 2 Bộ.

Cấp tổng cục được sắp xếp, tinh gọn như thế nào?

Bộ Công an đã từng xóa bỏ 8 tổng cục và tương đương, mọi việc vẫn êm, nhiệm vụ chính trị vẫn hoàn thành. Có những người hôm nay là tổng cục trưởng nhưng ngày mai thành cục trưởng là chuyện bình thường.

Bộ trưởng Nội vụ: Có chính sách để 'không ai bị bỏ lại phía sau' khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh gọn bộ máy đòi hỏi nhanh, mạnh, nổi trội, nhân văn, công bằng để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Ninh Bình sáp nhập huyện, thành lập thành phố Hoa Lư, giảm 18 xã

Tỉnh Ninh Bình thực hiện sắp xếp đối với 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 34 đơn vị hành chính cấp xã, qua đó giảm được 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 18 đơn vị hành chính cấp xã.