Cụ thể, theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thuộc Cục Thú y Việt Nam, ngày 19/5, trong quá trình thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lô lợn sống 980 con nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đã phát hiện lô lợn bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Để ngăn ngừa bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong nước, Bộ NN-PTNT thông báo Việt Nam tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan kể từ ngày 30/6/2021.
Đối với những lô lợn sống đã được doanh nghiệp hai nước ký hợp đồng mua bán và sẽ vận chuyển về Việt Nam đến hết ngày 29/6/2021, Bộ NN-PTNTvẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu và sẽ chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm, Việt Nam đã ngập khoảng 447,6 nghìn con lợn sống Thái Lan về giết thịt |
Văn bản gửi đi cũng nêu rõ, Bộ này giao Cục Thú y phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nuôi để giết mổ làm thực phẩm của Thái Lan, xem xét cho phép nhập khẩu trở lại khi các điều kiện về an toàn dịch bệnh được bảo đảm.
Trước đó, Bộ NN-PTNT chính thức cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam để nuôi, giết mổ làm thực phẩm từ ngày 12/6/2020. Việc cho nhập khẩu lợn Thái Lan là nhằm cân bằng cán cân cung cầu, giúp giá thịt lợn trong nước hạ nhiệt.
Theo đó, trong năm 2020, một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhập 447,6 nghìn con lợn sống để giết thịt, tương đương 44,8 ngàn tấn thịt (tính bình quân 100 kg/con). Ngoài ra, nước ta còn nhập khoảng 34,6 nghìn con giống từ Thái Lan.
Tâm An
Giảm mạnh từ mức cao kỷ lục, lâu lắm rồi giá thịt lợn mới rẻ thế
Trong khi giá lợn hơi xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua thì ve sầu non được bán với giá nửa triệu đồng một kg, đắt gấp đôi thịt bò, mà vẫn đắt hàng.