Phần Lan – gã khổng lồ Bắc Âu
3 trên 4 player đều nằm trong top 4 từ FACEIT đến GLL Grand Slam, đặc biệt nhất là game thủ Mxey của nhà vô địch GLL Grand Slam Faze Clan. Sở hữu một dàn sao thuộc dạng nhất nhì lục địa già, Phần Lan chắc chắn được đánh giá là ứng cử viên số một cho chức vô địch PUBG Nations Cup 2019.
Thêm vào đó không ai khác ngoài cặp song sinh Jembty - Sambty sẽ khiến nhiều đối thủ phải e ngại bởi kỹ năng “tap” và “sấy” thượng thừa cùng với lối chơi máu chiến vốn đã làm nên thương hiệu của Liquid. Nhiều khả năng Pochinki tiếp tục không một team nào dám bén mảng đến vì sự hiện diện từ bộ đôi Cá Ngựa này.
Đức – sức mạnh tập thể G2
Chính thức lột xác từ PUBG Europe League Phase 1 (PEL Phase 1) khi kết thúc ở vị trí thứ 5, các chàng trai G2 liên tiếp có được thành công tại PEL Phase 2 (top4) và GLL Grand Slam (top 5). Đức (G2) cùng Thổ Nhĩ Kỳ (Digital Athletics) là 2 quốc gia duy nhất sử dụng toàn bộ đội hình cùng thi đấu tại Phase 2 trước đó.
Dù không sở hữu dàn sao danh giá như Phần Lan, nhưng sự gắn kết trong một khoảng thời gian dài ở PEL Phase 2 cùng giải đấu tại Thụy Điển đã tạo nên một tuyển Đức toàn diện về kỹ năng lẫn chiến thuật.
Nga – niềm tin từ đôi cánh Navi
Sau thành tích tệ hại tại PEL Phase 1, Navi chính thức cải tổ đội hình với 3/4 nhân sự bị thay thế. Ngay lập tức, cả G2 lẫn Liquid đều phải ngước nhìn Navi trên bảng xếp hạng tổng tại PEL Phase 2 và GLL Grand Slam.
Có trong tay 2 tân binh xuất sắc của Rồng Vàng, xứ sở Bạch Dương đang sở hữu một đội hình đủ sức để đối chọi với các ông lớn như Đức và Phần Lan.
Hàn Quốc, Australia – hy vọng của nền PUBG phương Đông
Xứ sở Kim Chi kể từ PGI 2018 cho đến FACEIT luôn là một đối chọi vô cùng trọng lượng đối với các thế lực phương Tây. Thành công của Hàn Quốc nằm ở lối tư duy chiến thuật đỉnh cao về di chuyển và trọn vị trí của mỗi round đấu. Không ngạc nhiên khi những vòng bo luôn bao bọc Hàn Quốc trước những đối thủ nổi trội về skill như Bắc Mỹ, châu Âu.
Thế nhưng, sự vắng mặt của các tay súng đã thi đấu vô cùng thành công tại FACEIT như OP Gaming Rangers (nhà vô địch FACEIT), OGN Entus Force, VSG… đã làm cho mọi niềm tin từ người hâm mộ Hàn Quốc đều đặt vào Gen.G – nhà vô địch PKL Phase 2. Sự đi xuống của PUBG Trung Quốc sau thành công vang dội ở PGI 2018 (OMG lên ngôi vô địch ở thể thức FPP) khiến chủ nhà là đại diện duy nhất của châu Á có thể cạnh tranh chức vô địch trước các đối thủ cực mạnh đến từ phương Tây.
Về phía Australia, thành tích khó tin tại GLL Grand Slam đã đưa tên tuổi Athletico vượt ra khỏi châu Đại Dương. FAZE Clan đã không phải là nhà vô địch ở đấu trường Bắc Âu nếu như các chàng trai xứ sở Chuột Túi không xảy chân tại round đấu cuối cùng (top 14 round 18 ở map Erangel). Đừng đánh giá thấp các tuyển thủ số 1 Australia mang đến PUBG Nations Cup đội hình có sự góp mặt của những tuyển thủ đã giành được những kết quả vang dội tại FACEIT cũng như GLL Grand Slam.
Việt Nam - cơ hội nào cho chúng ta?
Theo phân tích, nhận định của giới chuyên môn, khả năng Việt Nam vô địch còn không lên nổi 1%. Sự góp mặt của rất nhiều ngôi sao hàng đầu tại Nations Cup đến từ châu Âu, Bắc Mỹ lẫn Hàn Quốc đã chứng minh rằng họ không sai. Thêm vào đó là 2 lần vắng mặt liên tiếp tại ASIA Invitivational lẫn FAECIT vì lý do Visa khiến PUBG chúng ta mất đi cơ hội tranh tài và tích lũy kinh nghiệm ở đấu trường Quốc tế.
Nhưng kể cả thất bại tại PSC Phase 2 đi chăng nữa, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào những kỳ tích. Sở hữu một dàn hảo thủ tốt nhất và xuất sắc nhất là Basill (Cerberus), Nhism (Refund Gaming), Leviz (Divine Esports) và Sapauu (Sky Gaming Daklak), Việt Nam đã có thể yên tâm hơn khi phần nào khi cả 4 player đều toàn diện về kỹ năng lẫn chiễn thuật. Cuối cùng, việc bị đánh giá cửa dưới góp phần giảm đi rất nhiều áp lực và các tuyển thủ sẽ thi đấu một cách tự tin hơn cống hiến hơn.
PUBG Nations Cup là cơ hội tốt nhất để các player tạo bàn đạp cho Phase 3 và xa hơn là PUBG Global Championship 2019 có tổng giải thưởng lên đến 2 triệu USD. Việt Nam All Stars không chỉ thi đấu vì thành tích mà còn vì màu cờ sắc áo.
CallIP