1. Quần đảo Hải Tặc thuộc tỉnh nào của Việt Nam?

  • Cà Mau
    0%
  • Bạc Liêu
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
    0%
Chính xác

Quần đảo Hải Tặc hay quần đảo Hà Tiên nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc xã Tiên Hải, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo lịch sử ghi lại, khoảng thế kỷ XVII, tại đây xuất hiện các toán cướp biển khiến tổng trấn Hà Tiên bấy giờ là Mạc Thiên Tích phải nhiều lần cất quân đánh dẹp, vì vậy được người dân đặt tên là quần đảo Hải Tặc.

Quần đảo gồm 18 hòn đảo với 16 đảo lớn và 2 đảo chìm, cách đất liền trung bình 18km và cách đảo Phú Quốc 40km. Tổng diện tích quần đảo đạt 1.100ha, trải rộng trên vùng biển rộng 35km2. Nơi đây hiện là địa điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Kiên Giang.

2. Hòn đảo nào lớn nhất tại quần đảo này?

  • Hòn Ngan
    0%
  • Hòn Nhóm
    0%
  • Hòn Đôi
    0%
  • Hòn Đốc
    0%
Chính xác

Hòn Đốc hay hòn Tre Lớn là đảo lớn nhất của quần đảo Hải Tặc với diện tích 90ha, cách đất liền 20km và có hơn 350 hộ dân.

Hòn Đốc sở hữu vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm gần đường biên giới giữa Việt Nam – Campuchia. Vùng biển xung quanh đảo có nguồn tài nguyên phong phú, giá trị kinh tế cao, đồng thời quan trọng với chiến lược quốc phòng - an ninh.

Từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây được xem là vành đai then chốt giúp bảo vệ hệ thống đảo ven bờ của vùng Tây Nam Việt Nam.

3. Ai là người từng có công khai phá quần đảo này và tỉnh Kiên Giang?

  • Nguyễn Công Trứ
    0%
  • Đào Duy Từ
    0%
  • Mạc Cửu
    0%
  • Nguyễn Văn Thoại
    0%
Chính xác

Mạc Cửu hay Mạc Kính Cửu (1655 – 1735) là một thương nhân, vị quan gốc Hoa có công khai phá vùng đất và các đảo tại Kiên Giang (trấn Hà Tiên xưa kia).

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp. Đến thế kỷ XVII, có Mạc Cửu quê ở phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, bất mãn với nhà Thanh đã chạy đến phương Nam trú ẩn.

Ông chiêu mộ dân lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Giá Khê, Cà Mau để lập thành 7 xã thôn, sau trở thành trấn Hà Tiên. Nhờ có tài lãnh đạo, Mạc Cửu cùng người dân giúp vùng đất cực Nam Việt Nam trở thành chốn phồn thịnh bậc nhất vịnh Thái Lan bấy giờ.

Đầu những năm 1700, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lập xong phủ Gia Định. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh bảo vệ, Mạc Cửu cùng thuộc hạ đem lễ vật tới xin thần phục chúa Nguyễn, được phong là Tổng binh trấn Hà Tiên, tước Cửu Ngọc hầu.

Theo một số tài liệu, sau khi qua đời, ông được truy phong Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công, quyền lực tại Hà Tiên trao lại cho con trai là Mạc Thiên Tứ, vùng đất này về sau cứ thế mà thêm phần trù phú.

Hiện mộ Mạc Cửu và đền thờ họ Mạc nằm trên núi Bình San. Để tưởng nhớ công ơn khai phá, tỉnh Kiên Giang đã cho xây dựng tượng đài danh nhân Mạc Cửu tại công viên Mũi Tàu, phường Tô Châu, thành phố Hà Tiên vào năm 2008.

4. Quần đảo Hải Tặc thuộc quản lý của vùng Hải quân nào?

  • Vùng 2
    0%
  • Vùng 3
    0%
  • Vùng 4
    0%
  • Vùng 5
    0%
Chính xác

Quần đảo Hải Tặc có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh – quốc phòng nên ngoài dân cư, trên đảo còn có lực lượng hải quân làm nhiệm vụ. Hiện quần đảo này thuộc quản lý của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, có trạm Rada 625 thuộc Tiểu đoàn 551 và Đồn biên phòng 738 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

5. Đảo Phú Quốc, Kiên Giang thuộc cấp hành chính nào?

  • 0%
  • Huyện
    0%
  • Thị trấn
    0%
  • Thành phố
    0%
Chính xác

Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiền của Việt Nam, nằm trên vùng biển Tây Nam Bộ, thuộc tỉnh Kiên Giang. Như vậy, Kiên Giang có ba thành phố gồm Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

Thành phố đảo Phú Quốc thành lập tháng 1/2021 với 2 phường, 7 xã. Diện tích tại đây khoảng 590km2, dân số khoảng 177.000 người, chủ yếu là người Kinh, Hoa và Khmer.