1. Ăn thịt lợn có tốt cho sức khỏe không?

  • 0%
  • Không
    0%
  • Tùy trường hợp
    0%
Chính xác

Thịt lợn được xếp vào loại thịt đỏ không lành mạnh. Tuy nhiên, đây là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định, protein chất lượng cao. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho cơ thể.

100g thịt lợn nấu chín chứa 297 calo, 26g chất đạm, 21g chất béo, không có chất xơ, đường, carbohydrates. Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin B1, B3, B6, B12, sắt, kẽm, phốt pho, selen.

Protein chất lượng cao trong thịt lợn là các axit amin hoàn chỉnh, giúp tạo cơ bắp mới. 

Tuy nhiên, thịt lợn cũng có thể chứa nhiều natri và chất béo bão hòa. Nếu đang ăn kiêng ít natri do lo ngại về sức khỏe tim mạch và/hoặc tránh chất béo bão hòa, bạn nên tiêu thụ các loại thịt nạc, ít qua chế biến nhất có thể. 

2. Thịt lợn tươi ngon có đặc điểm gì?

  • Có màu hồng nhạt
    0%
  • Hơi dính khi chạm vào
    0%
  • Cả hai đặc điểm trên
    0%
Chính xác

Khi đi chợ, bạn nên chọn miếng thịt lợn có màu hồng nhạt. Khi chạm vào khối thịt, bạn sẽ cảm thấy độ săn chắc, đàn hồi, hơi dính, nếu dùng tay ấn thì miếng thịt sẽ lõm và trở lại như bình thường sau một thời gian ngắn.

Khi cắt thịt bạn sẽ thấy vết cắt có màu sáng, khô và không có nước chảy ra. Phần mỡ có màu trắng, không có chấm huyết màu đỏ tím. Phần nạc và mỡ phân chia bố cục rõ ràng.

3. Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có dấu hiệu như thế nào?

  • Có mùi tanh
    0%
  • Phần mỡ có màu vàng
    0%
  • Phần nạc có màu nhạt
    0%
Chính xác

Thịt lợn thông thường sẽ thơm mùi thịt và không có những mùi lạ, ôi thiu hay thuốc kháng sinh. 

Nếu thịt lợn sử dụng chất tạo nạc sẽ có mùi tanh hơn so với bình thường. Ngoài ra, loại thịt này có lớp mỡ mỏng dưới 1cm (thông thường dày 1,5-2cm). Giữa phần nạc và phần mỡ tách rời rõ rệt, thường có dịch vàng rỉ ra. Khi thái, miếng thịt mềm, không đứng vững được. Khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

4. Bạn không nên ăn phần thịt lợn nào?

  • Lòng
    0%
  • Da (bì)
    0%
  • Thịt mỡ
    0%
Chính xác

Theo Aboluowang, ruột lợn còn gọi là lòng lợn chứa nhiều chất béo, protein, cholesterol cũng như giàu vitamin A, vitamin E, canxi, kali, natri, magiê, sắt. 

Đây là loại nguyên liệu phổ biến để chế biến nhiều món ăn như luộc, xào, nướng, nhúng lẩu. Dù vậy, nếu ăn nhiều lòng sẽ dễ dẫn đến các tình trạng bất thường như huyết áp cao, độ nhớt trong máu cao. Đặc biệt, những bệnh nhân có mỡ máu không nên ăn lòng già lợn.

5. Phần nào của lợn tốt cho da, tóc?

  • Da (bì)
    0%
  • Tim
    0%
  • Cật
    0%
Chính xác

Protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen. Collagen tương tự xi măng gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc. Da, tóc đều cần phải có chất kết dính này. Vì thế, bì lợn tốt cho da, gân, xương, tóc.

Không chỉ vậy, bì lợn còn có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cao, lượng natri nhiều trong bì lợn dễ dẫn đến khó tiêu. Ăn nhiều bì lợn cũng không tốt cho bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh lý mạch máu.