Xem video Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang báo cáo Quốc hội:
Quốc hội dành 2,5 ngày làm việc, từ hôm nay (6/11) đến hết sáng 8/11, cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với 21 tư lệnh ngành thuộc 4 lĩnh vực.
Khác với hoạt động chất vấn tại kỳ họp trước theo nhóm vấn đề đang nổi lên, kỳ này đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành.
Phiên chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm 4 lĩnh vực gồm: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; Kinh tế ngành; Văn hóa, xã hội; Tư pháp, Nội chính, Kiểm toán Nhà nước.
Xem đầy đủ phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ hai về Kinh tế ngành: TẠI ĐÂY.
Xem đầy đủ phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ ba về Nội chính, Tư pháp: TẠI ĐÂY.
Xem đầy đủ phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ tư về Văn hóa - Xã hội: TẠI ĐÂY.
Xem đầy đủ nội dung Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời trước Quốc hội: TẠI ĐÂY.
VietNamNet tường thuật trực tiếp phiên họp lĩnh vực Kinh tế tổng hợp:
14h48: 76 Đại biểu Quốc hội chưa được chất vấn gửi câu hỏi về bộ trưởng, trưởng ngành
Kết thúc phiên chất vấn nhóm lĩnh vực Kinh tế tổng hợp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên chất vấn kéo dài 185 phút, có 29 ĐBQH đăng ký chất vấn được trả lời, trong đó có 7 ĐBQH tranh luận. Hiện vẫn còn 76 ĐBQH chưa được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi văn bản chất vấn về các bộ trưởng, trưởng ngành.
Quốc hội chuyển sang nội dung chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai về Kinh tế ngành. Xem tường thuật:
14h36: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong phiên chất vấn, các đại biểu đã đưa ra nhiều câu hỏi về kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng. Những ý kiến của các đại biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát với thực tiễn, gợi mở cho Chính phủ nhiều giải pháp trong điều hành kinh tế trong thời gian tới.
Các bộ trưởng, trưởng ngành đã cố gắng làm rõ những vấn đề, trong đó có những vấn đề đã nghiêm túc chỉ đạo, đạt được những kết quả cụ thể, tuy nhiên, cũng có những vấn đề phức tạp, cần có thời gian, nguồn lực, thống nhất trong hệ thống để có thể thực hiện hiệu quả.
Trong các nội dung trả lời, Phó Thủ tướng nói rõ thêm về việc dùng kinh phí Nhà nước thường xuyên để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hạng mục.
Trong thực tế, khi triển khai như đại biểu nói, tôi rất đồng tình vì Luật Đầu tư công 2014 - 2015 không thay đổi, Khoản 1 điều 6 không thay đổi. Luật NSNN 2015 tới bây giờ không có gì thay đổi.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì điều 6 vẫn là dự án đầu tư công. Vì vậy, cách hiểu vẫn xem như là dự án đầu tư công nên trong quá trình bố trí là cho vốn thường xuyên thì Bộ Tài chính cũng rất là ngại.
Tuy nhiên, trước đó đã có thông tư. Đúng như là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói Thông tư 92 sau này cũng vì chưa rõ nên khi xây dựng Thông tư 65 không tiếp tục mà hủy luôn Thông tư 92. Chính vì vậy mới vướng mắc.
Phó Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội giao cho Chính phủ và các các bộ, ngành rà soát luật, văn bản quy phạm pháp luật, và thực tế để có đề xuất giải pháp tổng thể giải quyết dứt điểm việc này.
14h30: Chủ tịch Quốc hội: Nếu nghị định, thông tư không phù hợp với luật thì phải sửa nghị định, thông tư
Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Luật Ngân sách Nhà nước có hiệu lực từ năm 2015, cho đến nay không có vướng mắc. Luật Đầu tư công cũng ban hành khá lâu và đã một lần sửa đổi bổ sung. Việc phân loại các dự án đầu tư công khác với việc phải làm các danh mục dự án đầu tư. Hàng khóa, Quốc hội đã quyết định Danh mục đầu tư công của Trung ương và ở địa phương thì quy định Danh mục đầu tư công của địa phương.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội ký, đóng dấu gửi ngay văn bản này, báo cáo Chính phủ và gửi cho các cơ quan, bộ ngành có liên quan.
Trong trường hợp các cơ quan thấy không đủ rõ mà có yêu cầu giải thích thì UBTVQH sẽ giải thích pháp luật. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không giải thích điều khoản đã rõ hoặc không có cơ quan nào yêu cầu. Nếu nghị định, thông tư không phù hợp với luật thì phải sửa nghị định, thông tư.
14h26: Không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi các khoản có tính chất đầu tư
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh làm rõ thêm nội dung liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tư.
Ông Mạnh cho biết, Luật Đầu tư công ban hành 2014, sửa đổi năm 2019 không có nội dung liên quan nội dung này. Luật NSNN ban hành 2015. Hai luật này sau khi ban hành, Bộ Tài chính sau ban hành thông tư hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý cho các bộ ngành, địa phương sử dụng nguồn chi thường xuyên cho các việc sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
Vấn đề chỉ phát sinh từ 15/9/2021, lúc này không có nội dung liên quan đến việc sửa đổi hay thêm các quy định trong Luật Đầu tư công hay Luật NSNN. Ngày 29/7/2021, Bộ Tài chính ban hành thông tư 65 có hiệu lực từ 15/9/2021 không điều chỉnh các vấn đề về sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản nhưng bãi bỏ thông tư 92/2017. Chính vì vậy, các địa phương, bộ ngành vướng mắc chung do không có căn cứ lập dự toán, thanh toán liên quan chi thường xuyên cho các hạng mục nhỏ sửa, chữa, nâng cấp.
Bộ trưởng Tài chính cũng luôn khẳng định nguyên nhân vướng mắc do quy định tại khoản 1 điều 6 Đầu tư công. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách dẫn quy định về phân loại dự án đầu tư công có nêu rõ căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau: “a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; b) dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này”.
Ông Mạnh khẳng định, quy định này chỉ phân loại dự án chứ không hoàn toàn định nghĩa dự án đầu tư công. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định điều này không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi các khoản chi có tính chất đầu tư.
Để giải quyết vướng mắc này, theo ông Mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích để Bộ Tài chính có căn cứ để sửa lại thông tư.
14h20: Mở rộng hoàn chỉnh tuyến TP.HCM- Trung Lương, Trung Lương- Mỹ Thuận- Cần Thơ lên 6 và 8 làn xe
Trả lời câu hỏi của ĐB Cầm Hà Chung, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết, quy định của pháp luật đã phân cấp việc kéo dài thực hiện vốn và kế hoạch đầu tư công hàng năm cho HĐND cấp tỉnh.
Hiện nay, trong thực hiện có mất nhiều thời gian do tất cả đều trình lên cấp tỉnh, trong khi đó, ngân sách có 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện. Các địa phương đang đề nghị phân cấp xuống cho Ủy ban, hoặc ở cấp nào kéo dài vốn ở cấp đó.
Bộ KH&ĐT đã đề xuất trong báo cáo của Chính phủ rà soát những vướng mắc của văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101 của Quốc hội. Đối với cơ chế đặc thù hỗ trợ cho đối tượng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định 38 sửa đổi Nghị định 27 đã cho phép sử dụng đầu tư công để hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, không phải lập dự án, quản lý dự án theo hình thức đầu tư, tài sản hình thành sau đầu tư cũng không xác định là tài sản công.
Những vấn đề này đã được giải quyết ở Nghị định 38 sửa đổi Nghị định 27, cơ bản đến nay không có vấn đề gì phát sinh. Bộ trưởng đề nghị Bộ Tài chính và NHNN kiểm tra, rà soát lại để có hướng dẫn phù hợp để Nghị định 38 được thực hiện tốt.
Về đầu tư cho đường giao thông TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đảm bảo đồng bộ theo thiết kế, Bộ trưởng cho biết, vấn đề này Thủ tướng đã giao Bộ GTVT để tìm nhà đầu tư theo hình thức PPP, mở rộng hoàn chỉnh tuyến đường lên 6 làn hoàn chỉnh và 8 làn hoàn chỉnh. Bộ KH&ĐT hoàn toàn đồng tình chủ trương này.
14h: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn
Mở đầu phiên làm việc chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thời lượng tối đa để trả lời chất vấn về kinh tế tổng hợp là 40 phút. Thống đốc NHNN Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi của các đại biểu Ma Thị Thúy, Nguyễn Đại Thắng, Hà Sỹ Đồng.
Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu Hà Đức Minh, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Đại Thắng.
Bộ trưởng KH&ĐT sẽ trao đổi thêm về ý kiến tranh luận của các đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Phạm Văn Hòa, Cầm Hà Chung.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh sẽ trình bày thêm về quy định của pháp luật liên quan đến ranh giới giữa chi thường xuyên, chi đầu tư.
Thời gian còn lại, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ trả lời, làm rõ các vấn đề các đại biểu quan tâm.
Giải trình về nội dung duy trì room tín dụng được ĐB Hà Sỹ Đồng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã phân tích đánh giá, tổ chức tọa đàm với chuyên gia, ĐBQH, các tổ chức tín dụng. Các đại biểu thống nhất đặc thù kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc vào vốn tín dụng nhiều, dư nợ tín dụng trên GDP với tỷ lệ 120%/GDP (đây là mức cảnh báo khuyến nghị theo các tổ chức quốc tế).
Cho nên nếu bỏ mà không áp dụng thì tín dụng tăng rất mạnh, giai đoạn trước tín dụng tăng 30%/năm, cá biệt năm 2007 tăng 53,8%/năm. Điều này gây ra rủi ro với hệ thống ngân hàng.
Vừa qua Thủ tướng có nhiều hội nghị phát triển thị trường vốn để phân khúc khác như trái phiếu doanh nghiệp dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, ngân hàng sẽ chỉ cung cấp vốn ngắn hạn và lưu động. "Khi đó bỏ chỉ tiêu này thì sẽ thuận lợi", bà Hồng nói.
Để tránh tùy ý khi phân bổ chỉ tiêu tín dụng, hàng năm Ngân hàng Nhà nước có chỉ tiêu định hướng và có nguyên tắc chung. Bà Hồng cho rằng, không thể tùy ý cấp cho từng tổ chức tín dụng, mà dựa theo xếp hạng với tiêu chí rõ ràng.
Các tiêu chí, theo Thống đốc, là cộng điểm cho ngân hàng đó có lãi suất giảm, tham gia tích cực vào tái cơ cấu và giảm điểm nếu cho vay lĩnh vực rủi ro.
11h15: Đại biểu phát biểu tranh luận
Trước khi Quốc hội nghỉ phiên họp buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội mời một số đại biểu phát biểu tranh luận.
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) tranh luận với phần trả lời của Thống đốc NHNN, ông cho biết cử tri rất tâm tư, băn khoăn về các ngân hàng thương mại đang trong diện theo dõi, liệu có xảy ra tình trạng giống như vụ việc xảy ra ở Ngân hàng SCB hay không?.
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị Thống đốc NHNN cho biết việc duy trì room tín dụng thì có nguy cơ tạo cơ chế xin cho và nảy sinh các tiêu cực khác hay không?
ĐB Cầm Hà Chung (Phú Thọ) tranh luận với Bộ trưởng KH&ĐT về vấn đề cơ chế đặc thù trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Đại biểu cho biết, về nội dung hỗ trợ nhà ở, điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định số 27 của Chính phủ được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 38 năm 2023 của Chính phủ quy định cơ chế đặc thù trong hỗ trợ đầu tư cho các chính sách, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, sử dụng vốn đầu tư công để hỗ trợ trực tiếp bằng tiền theo định mức cho một số đối tượng chính sách thuộc nội dung đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia, để tự thực hiện đầu tư, không quản lý theo hình thức dự án đầu tư, tài sản hình thành sau đầu tư không là tài sản công.
Như vậy, nguồn vốn hỗ trợ nhà ở không quản lý theo hình thức đầu tư, không thực hiện theo dõi tài sản công sau đầu tư, tuy nhiên, sau khi hoàn thành thủ tục, do tính chất nguồn vốn cao, nên kho bạc Nhà nước yêu cầu mở mã số dự án đầu tư để thanh toán theo hình thức đầu tư, do đó gặp vướng mắc thủ tục, vì khi mở mã phải có quyết định phê duyệt, báo cáo kinh tế kỹ thuật. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ nội dung này.
ĐB Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu việc thực hiện Nghị quyết 42, đến nay việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu, kém chưa đạt tiến độ đề ra. Đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN cho biết nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ việc xử lý các tổ chức tín dụng, qua đó đảm bảo an toàn hệ thống?
11h30: Quốc hội nghỉ phiên họp buổi sáng.
11h: Đất hiếm là khoáng sản quan trọng, cần có chính sách chế biến sâu
ĐB Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) nêu: Nước ta có trữ lượng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam khai thác, tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng chip bán dẫn toàn cầu.
Tuy nhiên, sản lượng chỉ có 1.000 tấn/năm do chưa có công nghệ khai thác, sản xuất, chế biến sâu, trong khi các nước giữ bí quyết công nghệ độc quyền. Hiện nước ta chưa có công nghệ khai thác thân thiện với môi trường và công nghệ chế biến sâu về chip bán dẫn.
Đề nghị Bộ trưởng cho biết, Việt Nam cần có chính sách, chiến lược đột phá như thế nào, nhất là về thể chế, chính sách trong thu hút đầu tư, tìm kiếm công nghệ khai thác và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này?
Trả lời, Bộ trưởng KH&ĐT Chí Dũng cho biết, đây là khoáng sản quan trọng, cần tập trung kêu gọi đầu tư đối với các nước có công nghệ cao như Nhật Bản hoặc Mỹ. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách chế biến sâu để phải phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam để tham gia vào chuỗi cung ứng, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam. Đồng thời tập trung vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này để khai thác và chế biến và sử dụng cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
10h58: Hiện nay tín dụng đen vẫn còn đất sống
ĐB Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) nêu: Sau một thời gian bị kìm nén, hiện nay tín dụng đen vẫn còn đất sống, vẫn len lỏi không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả ở vùng thành thị, thậm chí một số nơi đang có dấu hiệu hoạt động mạnh trở lại, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội.
Đại biểu đề nghị Thống đốc NHNN cho biết nguyên nhân cơ bản của vấn đề này, có thể ngăn chặn tín dụng đen được không để góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân?
Trả lời, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, xử lý tín dụng đen được Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm. Bộ ngành triển khai nhiều giải pháp. Thủ tướng ban hành Chỉ thị 12 năm 2019 và Công điện để tăng khả năng tiếp cận tín dụng ở kênh chính thức nhằm hạn chế tín dụng đen.
Về phía NHNN đã ban hành quyết định, kế hoạch hành động trong đó nêu hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các kênh chính thức.
Bộ Công an đã chủ trì, NHNN đã phối hợp tổ chức các hội nghị nhằm ngăn ngừa tín dụng đen. Bộ Công an cũng triển khai cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, NHNN ký kết với Bộ Công an để thúc đẩy các tổ chức tín dụng tham gia, kết nối với cơ sở dữ liệu này, tiến tới cho vay tín chấp đối với khoản cho vay nhỏ lẻ.
Thời gian tới, Thống đốc NHNN cho rằng, các cấp các ngành cùng chung tay nhằm giảm vấn nạn này. Các địa phương cần nắm bắt thông tin để người dân khi có nhu cầu vốn có thể tiếp cận kênh chính thức, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu không tiếp cận nguồn tín dụng đen.
Bộ Công an đã đấu tranh ngăn ngừa tội phạm, hành vi cho vay nặng lãi.
10h57: Cử tri nhiều lần phản ánh bảo hiểm với ô tô, xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã góp phần khôi phục tài chính cho tổ chức, cá nhân khi không may xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên, cử tri nhiều lần phản ánh việc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy chưa mang lại lợi ích thiết thực vì thủ tục bồi thường gặp quá nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp.
“Việc mua bảo hiểm loại này chủ yếu là tránh cho cơ quan chức năng không xử phạt khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường”, đại biểu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu nói.
Do vậy, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp để bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy thực sự phát huy được ý nghĩa, mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người dân.
“Tôi cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết quan điểm của bộ với ý kiến cử tri đề nghị không bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô và xe máy mà để người dân tự nguyện khi họ có nhu cầu”, đại biểu Phúc nói.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về bảo hiểm xe cơ giới được quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo hiểm. Như vậy, đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc.
Theo Bộ trưởng Tài chính, thời gian qua, tai nạn xe máy chiếm tới 64% số vụ tai nạn giao thông. Tính từ năm 2021 đến nay, các công ty bảo hiểm đã chi trả 2.300 tỷ đồng cho người bị tai nạn xe máy.
“Điều này cho thấy Luật Bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ đã bảo vệ người sử dụng xe máy. Đối với vấn đề bảo hiểm xe máy là bắt buộc, thì tôi thấy đã được hiến định trong pháp luật”, ông Phớc nói và cho biết, tai nạn xe máy ảnh hưởng đến tính mạng được bảo hiểm tối đa là 150 triệu đồng, còn bị tai nạn thì được 50 triệu đồng.
Trước băn khoăn của đại biểu về việc làm thế nào để việc chi trả bảo hiểm được dễ dàng hơn, ông Hồ Đức Phớc cho biết, theo Nghị định 67 đã quy định nếu tai nạn không ảnh hưởng đến tính mạng, người gặp nạn chỉ cần gửi ảnh và cung cấp hồ sơ điện tử thì trong vòng 3 ngày công ty bảo hiểm phải chi trả tiền cho người gặp nạn. Còn nếu bị ảnh hưởng đến tính mạng thì mới cần biên bản và hồ sơ của công an.
10h42: 10 năm tới, gói tín dụng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội còn nâng cao hơn
Tranh luận với Thống đốc NHNN, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, việc ngân hàng giải ngân vốn với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người lao động, Thống đốc đã trả lời đúng nhưng chưa đủ. Đây là chủ trương rất đúng đắn và nhân văn của Chính phủ, để triển khai thực hiện hiệu quả, đại biểu cho rằng cần có sự vào cuộc không chỉ riêng của ngân hàng mà còn sự vào cuộc của Bộ Xây dựng, địa phương, tổ chức công đoàn, đặc biệt là người lao động.
Bên cạnh đó, phải nắm được nhu cầu, yêu cầu về số lượng, diện tích, địa điểm, chất lượng, mức giá,... Từ đó lên kế hoạch triển khai, xây dựng, cung cấp trên cơ sở nhu cầu, yêu cầu của người lao động thì mới thực hiện thành công được. Đại biểu mong muốn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo nhằm đạt được sự đồng thuận, thống nhất, qua đó đảm bảo đề án được thực hiện hiệu quả.
Trả lời tranh luận, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ thống nhất, nhất trí cao ý kiến của ĐB Trí, để thực hiện mục tiêu này phải thực hiện nhiều nguồn lực tài chính. Nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp rất lớn nhưng nhu cầu vay vốn lại cần sự cân nhắc người dân.
NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng quan tâm triển khai gói 120.000 tỷ đồng, đến nay đã có 1 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia vào, gói này đã nâng lên 125.000 tỷ đồng. Trong 10 năm tới, các tổ chức tín dụng khác tham gia thì gói này sẽ nâng cao hơn.
Việc này đúng là phải toàn hệ thống, các bộ ngành, địa phương, NHNN sẽ phối hợp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
10h30: Hàng trăm nghìn tỷ chi lương, chi cho giáo dục đào tạo đều là chi thường xuyên
ĐB Trần Chí Cường (Đà Nẵng) nêu: Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật chuyên ngành có những quy định về việc sử dụng chi thường xuyên ngân sách để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy. Tuy vậy, tại Luật Đầu tư công có nội dung quy định về tính chất của dự án đầu tư công dẫn tới cách hiểu, cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công dẫn tới chồng lấn với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật chuyên ngành khác trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công.
Vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trong các kỳ họp trước và trong báo cáo của Chính phủ cũng chưa được đề cập. Do vậy, đề nghị Bộ trưởng Tài chính làm rõ các giải pháp để giải quyết?
Trả lời, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, qua nghiên cứu định mức xây dựng đối với một số công trình giao thông, kiến trúc cho thấy không lãng phí mà nhiều định mức thấp hơn so với chi phí như định mức nhân công. Lãng phí đầu tư công không phải ở định mức mà là ở quá trình triển khai như để công trình chậm đưa vào sử dụng, vốn chờ công trình hay công trình chờ vốn...Các định mức đối với công trình xây dựng cơ bản được triển khai nhiều năm, qua nhiều công trình đều bảo đảm chặt chẽ.
Phát biểu thêm sau đó, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, về chi thường xuyên, vấn đề không hẳn là do Luật Đầu tư công, mà còn liên quan đến Luật Ngân sách Nhà nước. Về việc sửa chữa nâng cấp, hiện nay công tác này vẫn được triển khai bình thường, không có vướng mắc. Về đầu tư mới, phải thực hiện theo quy trình quy định trong Luật Đầu tư công.
Chính phủ đang trình Quốc hội nội dung, với dự án dưới 15 tỷ, có thể thực hiện dự án từ chi thường xuyên. Vấn đề này sẽ được Quốc hội quyết định.
Về tiết kiệm trong đầu tư công, Bộ trưởng KH&ĐT đồng tình với Bộ trưởng Tài chính. Theo đó, về vấn đề đầu tư công, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát, có thể từ khâu lựa chọn dự án, có thể do quy mô của dự án không được xác định rõ ràng, hoàn chỉnh ngay từ đầu; công tác chuẩn bị đầu tư, nếu khảo sát tốt thì quá trình triển khai sẽ nhanh hơn, không bị tăng chi phí. Ngoài ra, còn nhiều lý do từ các khâu thiết kế, khảo sát thiết kế, tổ chức thực hiện, khiến kéo dài dự án, giảm hiệu quả tiết kiệm trong đầu tư công.
Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong thực tiễn cũng như trong quy phạm pháp luật, không có một văn bản nào, một trường hợp nào quy định mức chi thường xuyên và chi đầu tư là căn cứ vào giá trị số tiền. “Không phải trên 15 tỷ là đầu tư công và dưới 15 tỷ lại là chi đầu tư thường xuyên. Chúng ta chi lương là hàng trăm nghìn tỷ, chi cho giáo dục đào tạo là hàng trăm nghìn tỷ thì đều là chi thường xuyên”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đó là tính chất của các khoản chi chứ không phải là giá trị của các khoản chi. Và các cơ quan Quốc hội khẳng định rằng, không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công và yêu cầu Chính phủ rà soát lại xem có vướng mắc trong Luật Ngân sách Nhà nước hay không?
Cho đến nay sau khi rà soát, kết luận bước đầu là không có vướng mắc về Luật Ngân sách Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Chính phủ và các bộ ngành thấy trách nhiệm giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành cần có đề xuất, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giải thích, làm rõ thêm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội không giải thích những vấn đề đã rõ hoặc những nội dung không ai yêu cầu giải thích.
10h20: Tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao
ĐB Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết đánh giá của các tổ chức quốc tế về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đến nay như thế nào? Đâu là điểm mạnh trong hệ số tín nhiệm quốc gia, Chính phủ có giải pháp gì để cải thiện mức tín nhiệm quốc gia hướng với mục tiêu xếp hạng đầu tư, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy khả năng huy động vốn?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao. Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức “triển vọng và ổn định”, hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế và thúc đẩy phát triển.
Bộ trưởng Tài chính thông tin, vừa qua trong chuyến công tác tại Mỹ có làm việc tổ chức như NP và Moody và cho thấy các tổ chức này đều đánh giá cao thị trường tài chính Việt Nam, tin tưởng năng động phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam.
Đặc biệt các tổ chức này đặt ra các câu hỏi về giải quyết vấn đề nợ tín dụng nợ xấu tăng cao, nợ trái phiếu quá hạn, giải ngân đầu tư công, quan điểm về xử lý thị trường bất động sản…và đều hài lòng, tin tưởng về những giải pháp đề ra của Việt Nam.
Bộ Tài chính cùng Ủy ban chứng khoán, Bộ KH&ĐT thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ủy ban chứng khoán đã đến Mỹ tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam.
10h14: Luật Quản lý tài sản công chưa có hình thức mua lại tài sản tư
Phát biểu tranh luận về đầu tư công, ĐB Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nêu: Thực trạng đầu tư công quản trị tư, đầu tư tư quản trị công… đang gặp nhiều vướng mắc. Đại biểu đề nghị cần làm rõ căn cứ vào đâu để các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng có quyết định sát nhập nhập truyền hình kỹ thuật số VTC vào VOV?
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về hình thức mua lại các tài sản tư để đưa về tài sản công, hiện nay trong thiết kế của Luật Quản lý tài sản công chưa có hình thức này. Vì vậy, vừa qua có một số nhà đầu tư có ý định mua lại khi có thay đổi hướng tuyến, chúng ta vẫn chưa xử lý được. Quốc hội là cơ quan ban hành luật, nên thẩm quyền vấn đề này thuộc về Quốc hội, Quốc hội có thể ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Đối với việc VTC chuyển sang trực thuộc VOV, Bộ trưởng cho biết, VTC là một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, chuyển giao về VOV, cũng là một đơn vị sự nghiệp Nhà nước quản lý. Trong đó có vấn đề chưa được xử lý là một số công trình có phần góp vốn tư nhân, doanh nghiệp.
Bộ Tài chính đã họp nhiều lần về vấn đề này và đã tính đến việc cho một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tiềm năng về tài chính để mua lại, trả nợ cho các doanh nghiệp góp vốn.
Tuy nhiên, sau khi tính toán thì các đơn vị đó cũng không có nhu cầu, số tiền mua được cũng không đủ để trả nợ, vấn đề này đã lâu không xử lý, lãi suất ngân hàng làm số tiền phải giải quyết tăng lên. Chính phủ hiện đang chỉ đạo các bộ, ngành để tiếp tục xử lý các vấn đề này.
Xem thêm nội dung báo cáo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang:
10h02: Số đơn hàng giảm sút, người dân và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn
ĐB Trần Thị Vân (Bắc Ninh) nêu: Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm nay chỉ đạt 5,91%. Đề nghị Thống đốc NHNN cho biết nguyên nhân và các giải pháp để tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 14% như đã đề ra?
Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp là do cầu về tín dụng. Số đơn hàng doanh nghiệp giảm sút. Người dân và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Về nguồn cung tín dụng, NHNN đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tín dụng cung tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các thủ tục cho vay vốn để có thể rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về điều hành tăng trưởng tín dụng tiến tới xóa bỏ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là một trong các giải pháp điều hành của NHNN, kết hợp với các công cụ chính sách khác.
Trên thực tế, NHNN điều hành bám sát theo nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ. Qua tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, có thể thấy trong điều kiện hiện nay, chưa thể bỏ việc điều hành tăng trưởng tín dụng, vì nhu cầu vốn của nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng.
9h58: Gần 500 tài sản công đang bỏ không gây lãng phí
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) cho biết, một trong những vấn đề được quan tâm khi thực hiện chủ trương là việc sắp xếp trụ sở, tài sản công đơn vị cấp huyện, xã.
Theo bà Mai, việc xử lý đơn vị nhà đất sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã còn chậm. Nhiều trụ sở còn bỏ trống gây lãng phí, trong khi nhiều cơ quan, từ Trung ương đến địa phương đang sử dụng chung nơi làm việc.
“Vì vậy, xin Bộ trưởng cho biết thực trạng, nguyên nhân xảy ra tình trạng này. Bộ Tài chính có giải pháp gì để giải quyết căn cơ vấn đề này?”, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai nêu câu hỏi.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp. Trong đó, đa số tài sản công thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
Hiện nay, đã xử lý được 90% tài sản công (của cấp huyện, xã). 10% nữa với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có gần 500 tài sản công đang bỏ không gây lãng phí.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này được Bộ trưởng Tài chính cho biết do một số cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng tài sản công này sau khi sắp xếp.
Khi muốn định giá để bán tài sản công này, các cơ quan cũng khó tìm được cơ quan định giá. Trong điều kiện thị trường trầm lắng, cũng khó bán được tài sản công này.
Theo Bộ trưởng Tài chính, để định giá những trụ sở này để bán thì cũng phải chuyển quy hoạch và mục đích sử dụng đất thuộc quản lý Nhà nước sang sang đất sản xuất, kinh doanh.
“Việc này phải làm một loạt thủ tục dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi định giá tài sản công. Để đưa tài sản công này vào sử dụng, phát huy hiệu quả, sắp tới chúng tôi sẽ có văn bản đôn đốc các đơn vị”, ông Hồ Đức Phớc nói.
Xem đầy đủ:
9h46: Tỷ lệ giải ngân hỗ trợ phát triển nhà xã hội đạt rất thấp, khoảng 100 tỷ đồng
ĐB Trần Thị Thanh Hương (An Giang): Việc hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, được cử tri và đông đảo người dân phấn khởi và kỳ vọng. Nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp, chỉ khoảng 100 tỷ đồng.
Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết khó khăn, vướng mắc và giải pháp để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới?
Bên cạnh đó, đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới?
Trả lời ĐB Trần Thị Thanh Hương, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nêu chương trình gói 120.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội và cho biết NHNN thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của Chính phủ tiến tới mục tiêu 1 triệu căn hộ trong 10 năm tới. Đây là gọi tín dụng sử dụng nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng, lãi suất ưu đãi cũng từ các ngân hàng.
NHNN có văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện; đồng thời có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố quan tâm công bố các dự án theo diện cho vay theo gói tín dụng này. NHNN yêu cầu các ngân hàng ban hành quy trình nội bộ để triển khai.
Thời gian qua đã có 18/63 UBND cấp tỉnh công bố dự án tham gia chương trình với 53 dự án với tổng nhu cầu vay 27.000 tỷ đồng. Đến nay đã có 105 tỷ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh/thành được giải ngân.
Thống đốc NHNN cho biết, giải ngân còn hạn chế là do nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng nhu cầu đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kỹ lưỡng. Có ý kiến phản ánh điều kiện cho vay còn những điểm chưa phù hợp.
Chương trình thực hiện thời gian dài 10 năm nên việc giải ngân theo thời gian NHNN kiến nghị mong UBND các tỉnh, thành sớm công bố danh mục các dự án nhà ở thuộc diện cho vay.
Về thanh toán không dùng tiền mặt, bà Hồng cho biết, thời gian qua NHNN thực hiện nhiều giải pháp: rà soát hành lang pháp lý, đến nay nhiều hoạt động đã được thực hiện qua các kênh số, ứng dụng công nghệ mà vẫn đảm bảo an toàn thanh toán.
Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt đều rất cao, trong 9 tháng đầu năm tỷ lệ giao dịch tăng 49% số lượng, giao dịch qua Internet tăng hơn 60%, qua điện di động 60,3%, qua QR code tăng 105%...Giao dịch qua ATM giảm cho thấy xu hướng không dùng tiền mặt gia tăng.
Đến tháng 9, tỷ lệ tiền mặt trên tổng thanh toán giảm xuống 9.17% so với mức 11,3% hồi năm 2020.
Về khó khăn, Thống đốc cho biết, do thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn vẫn còn; người dân còn tâm lý e ngại khi tiếp cận công nghệ mới; tội phạm công nghệ cao có xu hướng tăng làm người dân lo ngại.
Thời gian tới NHNN tiếp tục rà soát các văn bản và phối hợp các cơ quan để hoàn thiện hành lang pháp lý và có các biện pháp phòng ngừa để bảo mật thông tin, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách hàng, tăng cường thông tin truyền thông. NHNN thực hiện chương trình tay hòm chìa khóa vào thứ 6 hàng tuần.
9h41: Có 113 đại biểu đăng ký chất vấn về kinh tế tổng hợp
Phát biểu điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất về kinh tế tổng hợp.
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, phạm vi chất vấn tập trung vào tiến độ, kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, công tác quy hoạch, việc lập các quy hoạch ngành, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, phát triển hộ kinh doanh và doanh nghiệp, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án giải ngân vốn đầu tư công, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi…
Về lĩnh vực tài chính, phạm vi chất vấn là việc thực hiện nghị quyết giám sát chuyên đề về rà soát tồn tại, hạn chế trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc hoàn thiện pháp luật, chính sách thuế, việc mở rộng nguồn thu, chống "xói mòn" cơ sở thuế, chống thất thu thuế, ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt. Nguyên nhân chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
Về lĩnh vực ngân hàng, phạm vi chất vấn là việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, chính sách ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ xấu, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về xử lý các ngân hàng yếu kém.
Các nội dung dung trên thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ giải trình và làm rõ một số nội dung liên quan. Khi cần thiết, chủ tọa sẽ mời các bộ trưởng, trưởng ngành khác trả lời, làm rõ các vấn đề các đại biểu quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội thông báo đã có 113 đại biểu đăng ký chất vấn.
8h58: Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm các nghị quyết của Quốc hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực.
Cụ thể, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; tập trung đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm tạo sự lan tỏa, kết nối liên vùng.
Trong lĩnh vực tài chính, việc cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến.
Hoạt động chuyển đổi số quốc gia được triển khai tích cực. Việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được đẩy mạnh; công tác quản lý báo chí được thực hiện hiệu quả.
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đạt kết quả tích cực; việc phân cấp, phân quyền được quan tâm đẩy mạnh. Những khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở từng bước được giải quyết…
Về một số vấn đề đặt ra sau giám sát, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước cần đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội.
9h22: Quốc hội nghỉ giải lao (20 phút)
8h50: Tăng cường kiểm toán quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 82 về việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và Nghị quyết số 74 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ đã được Quốc hội giao.
Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, hướng dẫn kiểm toán; ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và hiệu lực, hiệu quả kiểm toán đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí nói riêng.
Kiểm toán nhà nước cũng đã tổ chức xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểm toán trung hạn giai đoạn 2023-2025 với mục tiêu định hướng bám sát lộ trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030, định hướng kế hoạch kiểm toán trung hạn và các nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kế hoạch kiểm toán năm 2023 thực hiện 129 nhiệm vụ kiểm toán trong đó kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tại 27 bộ, cơ quan trung ương, đạt tỷ lệ 66% (27/41) số đầu mối; kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương tại 52 địa phương, đạt tỷ lệ 83% (52/63) số đầu mối; số cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động đạt tỷ lệ 23% tổng số cuộc kiểm toán (30/129 cuộc) phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.
Về thực hiện Nghị quyết số 82 ngày 14/6/2019 của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kiểm toán các nội dung có liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị khi xây dựng chương trình kiểm toán hằng năm.
Theo đó, KTNN đã thực hiện một nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề gắn với hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị, như: Chuyên đề việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017-2020; Chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 2017-2021.
8h39: Khởi tố mới nhiều bị can trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện các nghị quyết giám sát.
Cụ thể, Viện kiểm sát các cấp đã quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
Ông Lê Minh Trí cho biết, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ động phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.
Thực hiện các biện pháp để bảo đảm thu hồi tài sản đạt đều đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Về một số khó khăn, thách thức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, nhiều quy định mới của các đạo luật về tư pháp đã có hiệu lực thi hành nhưng nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thống nhất; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với những quy định trách nhiệm rất chặt chẽ đang là thách thức lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là trách nhiệm của VKSND.
Số lượng công chức có chức danh tư pháp, Kiểm sát viên các ngạch của VKSND các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc tăng thêm; kinh phí phân bổ như hiện nay chưa bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ của ngành theo quy định mới của luật, nhất là nhiệm vụ chống oan, sai.
Trước Quốc hội, ông Lê Minh Trí đề xuất nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung; đồng thời phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả, giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi.
8h27: Áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ “Xét xử kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, TAND tối cao đã chỉ đạo các Tòa án đổi mới phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, đẩy mạnh và tăng cường tranh tụng, thực hiện nghiêm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Tòa án làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tố tụng và cơ quan có liên quan nhằm đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức áp dụng pháp luật; khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
Từ ngày 1/7/2019 đến ngày 30/6/2023, các Tòa án đã thụ lý 126 vụ với 375 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 114 vụ với 348 bị cáo phạm các tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai; vi phạm quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đạt tỷ lệ 90,5% về số vụ và 92,8% về số bị cáo, vượt 2,5% chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, 100% vụ án liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị được đưa ra xét xử đúng thời hạn luật định. Chất lượng giải quyết, xét xử được bảo đảm, đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, từ 1/7/2020 đến ngày 30/6/2023, các Tòa án đã thụ lý 7.064 vụ với 7.677 bị cáo phạm tội xâm hại trẻ em; đã đưa ra giải quyết, xét xử 6.755 vụ với 7.318 bị cáo, đạt tỷ lệ 95,63% về số vụ và 95,32% về số bị cáo; vượt 5,63% so với chỉ tiêu nghị quyết Quốc hội. 100% vụ án được đưa ra xét xử trong thời hạn luật định.
TAND tối cao luôn quan tâm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. TAND tối cao đang nghiên cứu, xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2024).
Để tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết vụ án xâm hại trẻ em, TAND tối cao đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn, đối thoại để trao đổi, giải đáp vướng mắc trong xét xử; tổ chức biên soạn, chỉnh lý hệ thống giáo trình; xây dựng và phát hành Sổ tay Thẩm phán hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về tội phạm liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái...
Tòa án đã quyết định thành lập và đi vào hoạt động nề nếp Tòa Gia đình và người chưa thành niên tại 2 Tòa án nhân dân cấp cao, 38 TAND cấp tỉnh. Tại các đơn vị còn lại sẽ căn cứ vào nhu cầu công việc và số lượng biên chế sẽ thành lập thêm Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm
Về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu, lãnh đạo TAND tối cao đã chỉ đạo các Tòa án thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công.
Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống TAND đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế quản lý và sử dụng tài sản công. Cho đến nay, chưa phát hiện đơn vị nào để xảy ra sai phạm.
TAND tối cao đã chỉ đạo các đơn vị dự toán trực thuộc sử dụng, quản lý nguồn ngân sách được cấp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng dự toán được giao; tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến...
Chánh án TAND tối cao thông tin: 9 tháng đầu năm 2023, các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 147 vụ với 490 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản hơn 1.200 tỷ; có 109 vụ với 396 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt hơn 408 tỷ đồng.
Về nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại án, từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/6/2023, các Tòa án đã thụ lý 1.450.770 vụ việc; đã giải quyết 1.276.435 vụ việc, đạt tỷ lệ 88%. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án hàng năm đều đáp ứng chỉ tiêu của Quốc hội (không quá 1,5%).
"Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm", ông Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Các Tòa án đã giải quyết, xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 95% (vượt 7% chỉ tiêu Quốc hội giao); các vụ việc dân sự đạt tỷ lệ 86% (vượt 8% chỉ tiêu Quốc hội giao); các vụ án hành chính đạt tỷ lệ 77,65% (vượt 17,65% chỉ tiêu Quốc hội giao).
Các Tòa án đã chú trọng công tác hòa giải, đối thoại; hạn chế việc để vụ việc quá thời hạn quy định; phối hợp với Viện kiểm sát các cấp tổ chức 37.281 phiên tòa rút kinh nghiệm; từ đó, tỷ lệ và chất lượng giải quyết, xét xử vụ việc không ngừng tăng lên qua các năm.
Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có tiến bộ. Năm 2022, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của hệ thống Tòa án đã vượt 2,4% chỉ tiêu Quốc hội giao.
Công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ có kết quả tích cực.
Các Tòa án tích cực tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến; tính đến 30/6/2023, có 682 Tòa án đã tổ chức xét xử trực tuyến đối với 8.381 vụ án, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho các bên liên quan khi tham gia tố tụng. Thông qua xét xử trực tuyến đã giúp tiết kiệm được tổng chi phí ước tính khoảng 45 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND tối cao tiếp tục chỉ đạo nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm túc Nghị quyết chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3 năm 2023. Trước các kỳ họp của Quốc hội, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo kịp thời giải đáp, trả lời những kiến nghị của cử tri.
Theo báo cáo của Ban Dân nguyện, TAND tối cao đã trả lời 100% kiến nghị của cử tri do Ban Dân nguyện chuyển cho Tòa án.
Nêu một số tồn tại, hạn chế, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, 6 tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Số lượng biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa được tăng tương ứng với việc gia tăng thẩm quyền, nhiệm vụ của TAND; cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc của một số đơn vị, Tòa án chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc, nhất là việc triển khai Luật Hòa giải đối thoại, tổ chức xét xử trực tuyến…
Nguồn vốn đầu tư công nhà nước phân bổ hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đầu tư; kinh phí sửa chữa bảo trì trụ sở được cấp hàng năm còn thấp. Một số tòa án địa phương chưa chú trọng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; một số công chức tòa án chưa chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ dẫn đến bị xử lý kỷ luật...
8h08: Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang báo cáo tóm tắt tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn nhiệm kỳ khóa XV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIV.
Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng, Phó Thủ tướng cho biết, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư, tài chính, tiền tệ, tín dụng…
Kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là đối với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công. Chính sách tiền tệ điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Về lĩnh vực tư pháp, nội vụ, thanh tra, Phó Thủ tướng cho biết, công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực thực hiện ngay từ cơ sở. Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tình trạng khiếu kiện đông người cơ bản đã được kiểm soát. Đã triển khai kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2023; đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch triển khai đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Về lĩnh vực khoa học, công nghệ; giáo dục và đào tạo, văn hóa…, Phó Thủ tướng cho biết, đã hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo; chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thiện con người Việt Nam được cả xã hội quan tâm. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng tước được khơi thông; di sản văn hóa tiếp tục được bảo tồn và phát huy.
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.
8h: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.
Thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các lời hứa và cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành; việc tái giám sát, chú trọng giám sát, những vấn đề sau giám sát, theo dõi đến cùng những vấn đề đã giám sát và chất vấn nhằm giúp Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội báo cáo Quốc hội, cử tri và nhân dân những việc đã làm, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra.
Mặc dù không phải lời hứa, cam kết, nhiệm vụ nào cũng có thể giải quyết nhanh chóng, có thể làm được ngay nhưng Quốc hội, cử tri và nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện và quan trọng nhất, những gì đã hứa trước Quốc hội, cử tri và nhân dân; những nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải được hoàn thành. Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
"Cũng thông qua hoạt động chất vấn, nhiều vị Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội giải trình minh bạch các thể chế, chính sách, nhận diện rõ hơn những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật, không ngừng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc khắc phục hạn chế, tồn tại. Những kết quả này tiếp tục khẳng định chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt hiệu quả, thể hiện đậm nét tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và là một khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, qua quá trình hoạt động thực tiễn, làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về những vấn đề đã được giám sát, chất vấn. Trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tổ chức giám sát lại theo Khoản 6 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Đối với các thành viên Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước để làm rõ thực trạng tình hình, những kết quả nổi bật đã làm được, những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt; chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện để tạo chuyển biến căn bản, thực chất trong từng lĩnh vực được chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ thành công tốt đẹp, thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
7h55: Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Hôm nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Khác với hoạt động chất vấn tại kỳ họp trước theo nhóm vấn đề đang nổi lên, kỳ này đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành.
Với phương châm "coi trọng giám sát những vấn đề sau giám sát", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 là chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Tức là chất vấn việc thực hiện “lời hứa” của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành theo 10 nghị quyết của Quốc hội khóa XIV, Quốc hội khóa XV, không phải là chất vấn những vấn đề nổi lên hiện nay.
Phiên chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm 4 lĩnh vực gồm: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; Kinh tế ngành; Văn hóa, xã hội; Tư pháp, Nội chính, Kiểm toán Nhà nước.
Sáng nay, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang báo cáo Quốc hội việc thực hiện một số nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn. Sau đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ trình bày báo cáo. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo thẩm tra các nội dung trên.
Tiếp đó Quốc hội bắt đầu chất vấn thành viên Chính phủ với nhóm lĩnh vực đầu tiên: KH&ĐT, Tài chính, Ngân hàng. Buổi chiều, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực thứ 2: Công Thương, NN&PTNT, GTVT; Xây dựng; TN&MT. Nội dung này kéo dài đến 9h10 ngày 7/11.
Từ 9h10 đến 15h ngày 7/11, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực: Tư pháp, Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra, Tòa án, Kiểm sát, Kiểm toán.
Từ 15h ngày 7/11 đến 9h30 ngày 8/11, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực: KH&CN, GD&ĐT, VHTT&DL, Y tế, LĐTB&XH, TT&TT.
Sau nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo các bộ, ngành, từ 9h50 đến 11h ngày 8/11, Thủ tướng sẽ có báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Thời gian dành cho mỗi nhóm lĩnh vực khoảng 160 - 170 phút, nhưng khi điều hành sẽ linh hoạt theo diễn biến tình hình thực tế.
XEM THÊM: