sáp nhập xã

Cập nhập tin tức sáp nhập xã

Nghe ý kiến dân, nhiều tỉnh, thành bỏ cách đặt tên xã, phường theo số 1, 2, 3

Nhiều tỉnh, thành sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân đã điều chỉnh phương án đặt tên phường, xã theo số thứ tự 1, 2, 3... bằng những cái tên quen thuộc với người dân, gắn với lịch sử, văn hóa của mỗi vùng đất.

Đà Nẵng điều chỉnh phương án sáp nhập, giảm thêm 3 phường, xã

Theo phương án mới, sau khi sắp xếp, sáp nhập, Đà Nẵng còn 16 đơn vị hành chính cấp xã thay vì 19 đơn vị như trước.

Bức tranh toàn cảnh tổ chức bộ máy, nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Chậm nhất vào ngày 15/8 năm nay, cấp xã mới sẽ đi vào hoạt động với các nhiệm vụ, quyền hạn mới. Việc bố trí nhân sự cấp xã theo tinh thần lãnh đạo sẽ kiêm nhiệm nhiều chức danh, ưu tiên tăng số lượng công chức làm việc trực tiếp với dân.

Đà Nẵng, Quảng Trị bỏ cách đặt tên phường, xã mới theo số thứ tự 1, 2, 3

Đà Nẵng điều chỉnh phương án lấy tên phường xã trước đó bằng những tên mới như phường Hải Vân, xã Bà Nà. Một số huyện của Quảng Trị như Triệu Phong, Vĩnh Linh cũng đã điều chỉnh tên xã từ số thứ tự sang tên chữ có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

Đặt tên xã phường sau sáp nhập, sao cứ phải 1, 2, 3, 4

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây lại bày tỏ sự đồng tình, khen ngợi TPHCM là “đặt tên rất hay” như các phường Chợ Lớn, An Đông, xã Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm.

Thanh Hóa không sáp nhập 18 xã biên giới, vùng cao

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị không thực hiện sắp xếp đối với 18 đơn vị hành chính thuộc xã biên giới giáp Lào và khu vực miền núi, vùng cao.

Bộ Nội vụ: Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có

Bộ Nội vụ tiếp tục xác định thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính và trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có.

Trường hợp đặc biệt, lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, xã không nhất thiết là đại biểu HĐND

Trong trường hợp đặc biệt, cấp có thẩm quyền được chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập sau khi sáp nhập.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về phường, xã mới sau sáp nhập

Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Ai sẽ làm bí thư, chủ tịch xã mới sau sáp nhập?

Khi thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, cấp ủy viên cấp tỉnh có thể được bố trí làm bí thư đảng ủy cấp xã; chủ tịch tỉnh sẽ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường cho đến khi UBND khóa mới được bầu.

Chấm dứt sử dụng cán bộ không chuyên trách xã, ai đủ trình độ có thể về thôn

Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trường hợp các cán bộ không chuyên trách có đủ chuyên môn, trình độ có thể đưa về công tác tại thôn, tổ dân phố.

Dự kiến Quảng Ninh có 3 đặc khu, cân nhắc lấy tên huyện đặt cho xã

Dự kiến sau sắp xếp, Quảng Ninh sẽ có 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu; cân nhắc, lựa chọn lấy tên đơn vị hành chính cấp huyện để đặt tên cho đơn vị hành chính cấp xã khu vực trung tâm.

Đưa cán bộ tỉnh, huyện về xã cần hài hòa, không để anh em tâm tư

Có gần 20 năm làm việc trong khu vực nhà nước, một chủ tịch phường ở TP Nha Trang đề nghị, trong quá trình sáp nhập xã, cần ưu tiên bố trí cán bộ trẻ, có kinh nghiệm cơ sở; luân chuyển cán bộ giữa các cấp cần hài hòa và không để anh em tâm tư.

Trung ương thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành, giảm 60-70% xã

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã.

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Sau một thời gian nỗ lực, nhiều trưởng phòng được quy hoạch làm phó chủ tịch huyện. Không ít người tỏ ra lo lắng sẽ bị mất quy hoạch khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện trong thời gian tới.

Bộ Chính trị giải trình ý kiến Trung ương về sáp nhập tỉnh, chế độ cán bộ

Bộ Chính trị họp cho ý kiến về tiếp thu, giải trình ý kiến Trung ương các nội dung về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tổng Bí thư: Địa phương có thể đề xuất giảm 60-70% xã nếu thấy quản lý được

Tổng Bí thư cho biết, Bộ Chính trị gợi ý giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã nhưng địa phương có thể đề xuất "giảm 60-70% nếu thấy quản lý được, đáp ứng được yêu cầu gần dân, sát dân" và Trung ương sẽ thảo luận để quyết định.

Trình độ, nhiệt huyết có đủ nhưng thiếu 'huyện ủy viên' cũng khó được chọn ở lại xã

Họ là trưởng, phó phòng, ban ở huyện được điều động về làm bí thư, chủ tịch các xã để tạo nguồn nhưng khi sáp nhập xã, những công chức này lại canh cánh nỗi lo ít có cơ hội ở lại, bởi chưa phải là huyện ủy viên.

Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, chủ tịch xã xin nghỉ hưu sớm

Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".

Thâm niên 15 năm, công chức xã sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng sau sáp nhập

Công tác tại xã gần 15 năm, anh Lê Doãn Trình cho rằng chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính là đúng đắn và luôn trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu.