Thiếu hụt nguồn nhân lực an toàn thông tin

Ngày 30/8 đã diễn ra hội thảo “Đào tạo an ninh mạng tại Việt Nam” do Làng Công nghệ an toàn không gian mạng tổ chức. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Techfest 2022 đang diễn ra.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã Lương Thế Dũng cho biết: Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, các hoạt động đào tạo về sáng tạo khởi nghiệp chưa có chiều sâu, thiếu hệ thống và cũng chưa kết nối chặt chẽ giữa các bên để có thể thiết lập thành hệ thống tương trợ lẫn nhau.

{keywords}
Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã Lương Thế Dũng

Hội thảo đào tạo nhân lực về an toàn thông tin (ATTT) là nơi các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nghiệp gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao năng lực ứng phó với các rủi ro an toàn an ninh mạng phi truyền thống; bảo vệ các nền tảng số cũng như phân tích về xu hướng nguồn nhân lực ATTT trong CMCN 4.0. Ông Lương Thế Dũng kỳ vọng, các bạn sinh viên tham dự có thêm nhiều trải nghiệm, thêm kiến thức để hình thành những ý tưởng mới có thể thương mại hóa và cạnh tranh được không chỉ ở thị trường trong nước mà cả quốc tế.

Theo TS. Phạm Duy Trung (Học viện Kỹ thuật mật mã), thiếu hụt nguồn nhân lực ATTT đang là vấn đề toàn cầu chứ không chỉ riêng Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, thế giới thiếu khoảng 3 triệu chuyên gia bảo mật, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 2 triệu người.

Ông Trung dẫn số liệu từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), năm 2020, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm việc trong lĩnh vực ATTT và tới năm 2021, nước ta cần khoảng 700.000 nhân lực trong lĩnh vực này. “Chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này và xu thế sẽ gia tăng trong những năm tới. Đó là chưa kể cuộc CMCN 4.0 cũng đòi hỏi những kỹ năng mới của người lao động”.

Trong khi đó, những vấn đề đặt ra với đào tạo ATTT cũng trở nên rộng lớn hơn. Các xu thế mới yêu cầu các kỹ sư ATTT phải có kỹ năng chuyên sâu, nền tảng cơ sở rộng. Đồng thời, tâp trung nhiều hơn vào nền tảng được nâng cao bởi AI (trí tuệ nhân tạo) khi nguồn dữ liệu trở nên dồi dào hơn.

Trước bối cảnh này, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng khi đào tạo nguồn nhân lực hiện đại. “Chuyển đổi số giúp chúng ta nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo dựa trên các khía cạnh như chất lượng nghiên cứu, chất lượng đào tạo hay tạo ra giá trị mới. Các cơ sở đào tạo ATTT cũng cần chuyển đổi số để tạo ra được mô hình đại học số. Đáp ứng được công tác đào tạo, đáp ứng được nhu cầu nhân lực ATTT cả về chất và lượng”, ông Phạm Duy Trung cho hay.

Sinh viên ngành ATTT làm gì để có mức lương cao?

Theo chuyên gia bảo mật Nguyễn Mạnh Luật, Founder & CEO CyberJutsu Academy, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư ATTT tăng mạnh trong năm 2022, thể hiện một phần ở số lượng bài đăng tải tuyển dụng trong các tháng đầu năm. 

Khảo sát của ông Luật từ nhiều công ty bảo mật cho thấy, mức lương trung bình của nhân sự ATTT có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm dao động trong khoảng 15 - 40 triệu đồng. Trong khi các sinh viên mới ra trường có lương trung bình 8 - 15 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Luật nhận định, vẫn còn những trở ngại cho các bạn trẻ khi lựa chọn học ATTT như: kiến thức lĩnh vực quá rộng, liên tục cập nhật; lộ trình chung chung, khó hiểu; không hiểu được bản chất vấn đề…

{keywords}
Các chuyên gia thảo luận về đào tạo nhân lực ATTT.

Mang tới hội thảo chủ đề rất được quan tâm, “Ra trường lương $4.000”, ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn và những kinh nghiệm để gặt hái được thành công trong lĩnh vực khó này. Vị chuyên gia cho rằng, mức lương cao với sinh viên ngành ATTT tại Việt Nam có thể khả thi. Ngoài kỹ năng chuyên ngành thì các kỹ năng mềm, chẳng hạn như làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ là điều bắt buộc đối với một người làm ATTT.

Quan trọng hơn, ông Lượng nhận định rằng tư duy mở, biết đặt ra mục tiêu cho mình và nỗ lực không ngừng nghỉ có thể giúp nhân sự mới đạt được mức lương cao. Ngoài ra, trước xu thế hiện nay, luôn học hỏi và tự đào tạo cũng là điều cần thiết với mỗi người lao động trong ngành.

Duy Vũ

Cơ quan, doanh nghiệp lập hotline nhận thông báo sự cố an toàn thông tin dịp nghỉ lễ 2/9

Cơ quan, doanh nghiệp lập hotline nhận thông báo sự cố an toàn thông tin dịp nghỉ lễ 2/9

Cùng với yêu cầu  phân công lực lượng tại chỗ trực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng 24/7, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Bộ TT&TT cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông báo sự cố.