Em mang thai con gái đầu lòng. Cũng như nhiều bà mẹ khác, em rất muốn con sinh ra khỏe mạnh, hồng hào. Em nghe các bà, các mẹ ở quê khuyên nên uống nước dừa nhiều từ tháng thứ 4 thai kỳ để sinh con ra có làn da trắng hồng? Bác sĩ cho em biết điều này có chính xác không?
Độc giả Vân Anh (25 tuổi)
So với nhiều loại nước khác, nước dừa là một trong những loại thức uống mát, sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng, rất tốt dành cho sức khỏe bà bầu.
Tuy nhiên, chưa thực sự có một bằng chứng khoa học nào chứng minh phụ nữ mang thai uống nước dừa sinh ra con sẽ trắng trẻo, xinh xắn. Thậm chí, nếu uống quá nhiều trong thời gian dài và không đúng thời điểm có thể gây ra hại nhiều hơn lợi.
Nước dừa chứa một loạt các dưỡng chất nổi bật như vitamin A, E, canxi, kali, clorua,… rất cần thiết để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng lượng đường trong nước dừa tương đối cao vì vậy nếu chị em uống nước dừa liên tục và kéo dài có thể dẫn tới bị dư ối, đa ối, bị tiểu đường thai kỳ.
Theo tôi, có 2 giai đoạn quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý đối với việc bổ sung nước dừa cho cơ thể.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể người mẹ mang thai có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe thai nhi cũng chưa đạt trạng thái ổn định. Trong khi nước dừa có tính hàn sẽ làm mát toàn thân nên dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.
Điều này còn có thể gây ra hậu quả là làm cho gân, cơ của mẹ bầu bị yếu đi. Do đó khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước dừa ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu nên uống nước dừa để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ở giai đoạn này, bà bầu nên uống nước dừa non, thời điểm thích hợp nhất là lúc sáng sớm với một lượng vừa phải, thường là 2 cốc/ngày (không thêm đường).
Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa vào buổi tối. Vì lúc này nhiệt độ môi trường sẽ xuống thấp kết hợp tính hàn của nước dừa có thể gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng nước dừa vì uống nhiều sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao gây hại cho cơ thể. Quá trình mang thai, người mẹ nên ăn uống đa dạng, hạn chế đồ ngọt để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Đối với phụ nữ mang thai dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn trong giai đoạn mang thai, vì vậy việc nhận thức rõ mẹ bầu nên ăn gì, và tuân theo một chế độ vệ sinh hợp lí đều là các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Vệ sinh thực phẩm là điều cần làm đầu tiên nếu bạn cẩn thận. Luôn luôn để ý hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm và lập tức bỏ bất kỳ loại đồ ăn nào có mùi khác lạ hoặc trông đáng nghi ngờ. Hãy rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm và rửa sạch trái cây, rau củ salad, và các loại rau xanh để loại bỏ bất kỳ dấu vết của bùn đất hay thuốc trừ sâu.
Mẹ bầu cũng cần hết sức cảnh giác với các loại thịt gia cầm hoặc gia súc sống, sử dụng thớt và dao riêng biệt, sau đó rửa chung với chất tẩy rửa cùng nước thật nóng. Rã đông những loại đồ ăn đông lạnh một cách cẩn thận theo hướng dẫn ở trên nhãn hàng, nếu như bạn dùng lò vi sóng để làm nóng lại thức ăn đã nấu, hãy chắc chắn rằng khi mang ra, đồ ăn phải thật nóng hổi.
Hãy tránh các loại đồ ăn có khả năng ẩn chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, hoặc có thể gây ngộ độc thức ăn; một số loại trà thảo mộc và chất tạo ngọt; thuốc lá; chất kích thích; đồ có cồn và hạn chế cà phê. Nếu như bạn đã từng uống đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trước khi phát hiện mình đang mang thai, đừng vội hoảng sợ, hãy dừng thói quen đó ngay. Thai nhi sẽ bắt đầu được bảo vệ bởi nhau thai từ khoảng thời gian 12 tuần, mặc dù nó không thể bảo vệ em bé khỏi mọi bệnh nhiễm trùng và các loại vi khuẩn.
Tóm lại, trong thời gian việc lựa chọn mẹ bầu nên ăn gì cần hết sức lưu ý, nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trước khi ăn rửa tay sạch sẽ, tránh nhưng loại thức ăn tươi sống như thịt đỏ.
ThS.BS Phan Chí Thành (Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương)