1. Tên tỉnh nào của Việt Nam mang nghĩa 'thịnh vượng muôn đời'?

  • Trà Vinh
    0%
  • Sóc Trăng
    0%
  • Hậu Giang
    0%
  • Vĩnh Long
    0%
Chính xác

Tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Tây Nam Bộ, cách TP.HCM khoảng 100km và cách TP Cần Thơ chỉ 33km. Tên của tỉnh theo tiếng Hán – Việt là nơi “thịnh vượng muôn đời”. Trong đó, chữ "vĩnh" trong từ “vĩnh viễn, mãi mãi”, còn chữ "long" nghĩa là “thịnh vượng, giàu có”.

Tỉnh Vĩnh Long sở hữu hệ thống sông ngòi chằng chịt, đất đai phì nhiêu, được bồi đắp phù sa và nguồn nước ngọt từ sông Tiền và sông Hậu, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, thương nghiệp. 

2. Tỉnh này nổi tiếng với loại quả nào?

  • Vú sữa
    0%
  • Xoài cát
    0%
  • Bưởi năm roi
    0%
  • Dừa
    0%
Chính xác

Bưởi năm roi là giống bưởi nổi tiếng của Việt Nam, trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là Vĩnh Long. Theo một số tài liệu, bưởi năm roi do ông Trần Văn Bưởi (1918-1990), một thương nhân quê ở xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang phát hiện. Dù nhiều địa phương trồng được loại quả này, nhưng bưởi Vĩnh Long luôn khác biệt với vị ngọt và mùi thơm đặc trưng.

Bưởi năm roi ít hoặc không hạt, múi bửa to, đều, dễ tách, các tép mọng nước. Quả có hình giống trái lê, thường mọc thành chùm một đến ba quả, mỗi quả nặng trung bình 1,5-3kg. Cây bưởi năm roi tạo trái sau khoảng 3-5 năm chăm sóc, có thể thu hoạch tới 20 năm mà chất lượng vẫn đảm bảo. 

3. Thời nhà Nguyễn, tỉnh Vĩnh Long trong Nam Kỳ lục tỉnh gồm những tỉnh nào ngày nay?

  • Vĩnh Long - Bến Tre - Trà Vinh
    0%
  • Vĩnh Long - Bến Tre - An Giang
    0%
  • Vĩnh Long - Trà Vinh - An Giang
    0%
  • Vĩnh Long - An Giang - Bạc Liêu
    0%
Chính xác

Nam Kỳ lục tỉnh là tên gọi của Nam Bộ thời nhà Nguyễn, tính từ cuộc cải cách hành chính năm 1832 của vua Minh Mạng cho đến khi hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Bấy giờ, Nam Kỳ lục tỉnh gồm 6 tỉnh Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định và Biên Hòa. Trong đó, Vĩnh Long gồm cả diện tích của tỉnh Bến Tre và Trà Vinh ngày nay.

Trước đó, Vĩnh Long được biết tới như một phần của dinh Long Hồ, khu vực gắn liền với nhiều cuộc chiến khốc liệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có thể kể đến giao tranh giữa chúa Nguyễn và quân Xiêm La (1770), chiến tranh Tây Sơn – chúa Nguyễn (giai đoạn 1776-1787), cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi chống lại triều đình Minh Mạng (1833). 

4. Vĩnh Long không nằm cạnh tỉnh nào sau đây?

  • Đồng Tháp
    0%
  • An Giang
    0%
  • Tiền Giang
    0%
  • Hậu Giang
    0%
Chính xác

Tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.527km2 gồm một thành phố, một thị xã và 6 huyện. Phía Đông của tỉnh giáp Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang, phía Bắc giáp Đồng Tháp và Tiền Giang.

Theo thống kê 2022, dân số của tỉnh đạt khoảng 1 triệu người, có nhiều dân tộc chung sống gồm người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa… Đặc điểm này tạo nên một vùng đất đa dạng văn hóa, sở hữu các loại hình văn học dân gian như cải lương, hát Huê Tình, nói vè, nói tuồng… Đây cũng là nơi bảo tồn nhiều di tích lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển hàng trăm năm của vùng Tây Nam Bộ. 

5. Ngoài Vĩnh Long, tỉnh nào của Việt Nam cũng không có núi, rừng và bờ biển?

  • Nam Định
    0%
  • Hưng Yên
    0%
  • Ninh Bình
    0%
  • Phú Thọ
    0%
Chính xác

Vĩnh Long và Hưng Yên là hai tỉnh nước ta không có núi và bờ biển, địa hình bằng phẳng với độ dốc nhỏ, độ cao khá thấp so với mực nước biển.

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Về địa giới hành chính, Hưng Yên giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội. Hưng Yên có diện tích khoảng 900 km2, chiếm 6,02% diện tích đồng bằng Bắc Bộ.