1. Tháp Rùa được xây dựng khi nào?

  • Thế kỷ XVI
    0%
  • Thế kỷ XVII
    0%
  • Thế kỷ XIX
    0%
  • Thế kỷ XX
    0%
Chính xác

Tháp Rùa được xây dựng năm 1884 – 1886, trên gò đất rộng 350m2 giữa Hồ Gươm. Tháp có ba tầng chính và một đỉnh, 4 mặt, trong đó mặt phía Đông và Tây có 3 cửa vòm, phía Nam và Bắc có 2 cửa. Bốn cạnh đỉnh tháp có kiến trúc đắp uốn cong, giữa đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

Ngọn tháp là sự kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc cổ Việt Nam.

2. Ban đầu, trên đỉnh tháp Rùa có biểu tượng gì?

  • Tượng của nhà Toàn quyền Pháp tại Đông Dương
    0%
  • Tượng Nữ thần Tự do
    0%
  • Tượng vua Nguyễn
    0%
  • Tượng vua Lê
    0%
Chính xác

Phiên bản tượng Nữ thần tự do được tạo tác ở Pháp và đem tới triển lãm ở Hà Nội vào năm 1887. Kết thúc triển lãm, tượng được dựng ở vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Năm 1890, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Paul Bert - viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương. Người Pháp lấy chỗ của tượng Nữ thần tự do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này.

Cuối cùng, tượng Nữ thần tự do được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, lưng quay về phía Nhà thờ lớn. Người dân quen gọi là tượng Bà đầm xòe vì phần dưới tượng mặc trang phục là váy. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891-1896.

3. Thời Hậu Lê, vị trí tháp Rùa được dùng làm gì?

  • Xây đài thiên văn
    0%
  • Xây đài câu cá
    0%
  • Trồng cây
    0%
  • Xây vườn thú
    0%
Chính xác

Xưa kia, thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng, nhưng mọi dấu tích đã biến mất từ thời nhà Nguyễn. Gò Rùa được bỏ trống cho tới khi Pháp chiếm thành Hà Nội. Nhờ vị trí trung tâm, ngọn tháp đặt giữa Hồ Gươm trở thành biểu tượng của cả thành phố.

4. Tên Hồ Gươm xuất hiện từ thời đại nào?

  • Nhà Lý
    0%
  • Nhà Trần
    0%
  • Nhà Hồ
    0%
  • Nhà Hậu Lê
    0%
Chính xác

Hồ Hoàn Kiếm có nghĩa là hồ trả gươm, dân gian gọi tắt là Hồ Gươm. Tên gọi đó xuất hiện từ một truyền thuyết thời vua Lê Thái Tổ, thế kỷ XV.

Sau khi nhà Hồ sụp đổ, nước ta lầm thai dưới ách cai trị của giặc Minh. Bấy giờ ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ sau này) dựng cờ khởi nghĩa nhưng gặp muôn vàn khó khăn, có lúc tưởng như bị tan rã hoàn toàn.

Một lần, Lê Lợi đến thăm một nghĩa quân tên Thận, thấy góc nhà có ánh sáng lạ, phát ra từ lưỡi gươm quý có khắc hai chữ “Thuận Thiên”. Lần khác, vua đi qua khu rừng, phát hiện chuôi gươm nạm ngọc, lắp vừa khớp vào lưỡi gươm đặc biệt kia. Vua sở hữu gươm báu, từ đó đánh đâu thắng đấy, khiến giặc Minh kinh hồn bạt vía, thành công khôi phục chủ quyền cho đất nước, lập nên nhà Hậu Lê.

Khoảng năm 1428, một năm sau khi đánh đuổi quân Minh, vua cưỡi thuyền rồng đi dạo hồ Tả Vọng (Hồ Gươm). Thuyền đi tới giữa hồ, bỗng một con rùa lớn xuất hiện và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Biết thanh gươm này do trời giúp mình, Lê Thái Tổ bèn hoàn trả, từ đấy hồ có tên Hoàn Kiếm.

5. Tháp Bút tại khu vực Hồ Gươm được xây trên núi nào?

  • Núi Hòa Phong
    0%
  • Núi Thanh Thiên
    0%
  • Núi Ngọc Sơn
    0%
  • Núi Độc Tôn
    0%
Chính xác

Tháp Bút nằm sau nghi môn gần đền Ngọc Sơn xây dựng trên núi Độc Tôn – một núi đá chỉ cao 4m. Tháp có 4 mặt, 5 tầng, cao 28m, được xây theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên thân tháp có khắc 3 chữ Tả Thanh Thiên hay “Viết lên trời xanh”. Ngọn tháp biểu trưng cho lịch sử, văn hóa nghìn năm của vùng đất kinh kỳ.