(VEF.VN) - Mong các chủ đầu tư đi ký hợp đồng với nước ngoài thì cho DN Việt Nam tham gia ở những mảnh nhỏ. Chúng tôi không vỗ ngực cái gì cũng làm được nhưng phải có cơ chế để học tập phát triển.
Đó là tâm sự chân thành của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam tại Hội nghị tổng kết chương trình tăng cường sử dụng thiết bị máy móc vật tư trong nước do Bộ Công Thương chủ trì ngày 28/9. Câu chuyện nhà thầu ngoại thắng thế, nhà thầu nội ra rìa ngay ở hàng chục công trình công nghiệp trọng điểm của Việt Nam một lần nữa lại được xới xáo
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều phàn nàn “hiệu quả còn rất mờ nhạt”.
DN Việt không thể “bon chen” dự án trong nước
Như nhiều cuộc họp trước đây, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam luôn là người “khai hỏa” về vấn đề này. Minh chứng cho sự ra rìa, ông Thụ kể, Tập đoàn Doosan đầu tư 300 triệu USD ở Dung Quất sản xuất thiết bị lò hơi và cầu trục. Công ty xuất khẩu đi khắp nơi rồi mà chỉ mới bán được 2 cái ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cơ khí tư nhân khác cũng chịu cảnh ế ẩm tương tự nếu muốn bán hàng cho chủ đầu tư trong nước.
Đại diện Công ty CP chế tạo thiết bị điện Đông Anh- đơn vị duy nhất đã sản xuất được máy biến áp 500kV chia sẻ: “Ở những dự án của ngành điện sử dụng vốn vay nước ngoài, công ty không được tham gia đấu thầu. Thậm chí, ở nhiều dự án, giá sản phẩm của chúng tôi chỉ bằng 80% giá của các “đối thủ” quốc tế như Ấn Độ, Trung Quốc những vẫn không được xét trúng thầu”.
Trong khi đó, đại diện của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp than thở: “Một số nhà tiêu dùng Việt Nam thường nhập tràn lan các thiết bị ngoại và có cảm giác, họ muốn nhập bao nhiêu cũng được. Chính sách thuế thì không hỗ trợ tốt cho việc ưu tiên sử dụng hàng trong nước. Nếu không kiểm soát được thì rõ ràng, đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng.”
“Ngoại” nhưng lạc hậu
Theo đánh giá của các nhà sản xuất cơ khí, nhu cầu sử dụng thiết bị máy móc vật tư trong 20 năm tới sẽ vô cùng lớn.
Ông Vũ Việt Kha, Tổng Giám đốc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE) cho hay, có thể tốc độ phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp Việt Nam không tăng mạnh như 5-10 năm qua, nhưng chỉ cần đáp ứng được 20-30% nhu cầu của thị trường này thì MIE đã có thể có được đơn hàng khoảng 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài quả là bài toán khó.
Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí liệt kê, tính tới nay, ước có tới 20 nhà máy nhiệt điện đều rơi vào tay nhà thầu nước láng giềng, các dự án xi măng, hóa chất, khoáng sản cũng tương tự.
Năm 2007, khi dự án xi măng đầu tiên ở Ninh Bình của một công ty tư nhân nhập khẩu toàn bộ thiết bị dây chuyền “ngoại” nhưng lạc hậu, vị chủ tịch này đã đưa ra cảnh báo: nếu để tình trạng này, ngành cơ khí Việt Nam không có thị trường, thất nghiệp và không tồn tại được.
Lo ngại của ông Thụ đã ngày càng hiện rõ trên thực tế trong khi cơ chế chính sách vẫn chưa có gì cải thiện đáng kể cho cơ khí nội địa. Đáng buồn hơn là các công trình điện, xi măng của nhiều nhà thầu ngoại thực hiện cũng không đạt chất lượng, thường chậm tiến độ và gặp sự cố kỹ thuật liên miên.
Ông Thụ chia sẻ: “Nếu còn duy trì EPC như hiện nay thì giải tán ngành cơ khí đi… Nếu “đấu” theo Luật Đấu thầu hiện hành thì chúng ta chỉ có thua”.
Bởi theo cơ chế đấu thấu chọn tổng thầu EPC, giao cho nhà thầu làm từ A-Z trong một dự án như tư vấn, thiết kế (E), cung cấp thiết bị (P) và xây lắp (C), tiêu chí lựa chọn của ta nặng về giá rẻ.
Chia sẻ với nỗi bức xúc của ông Thụ, ông Vũ Viết Kha cho biết: Bỏ giá rẻ để trúng thầu rồi sau đó, các nhà thầu này lại phát sinh thêm một số hạng mục với nhiều lý do khiến giá thành của gói thấu bị đẩy lên, còn cao hơn cả giá của nhà thầu nội ban đầu.
Nghĩ cách dành “cơm” cho cơ khí nội
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đồng tình với nhiều ý kiến đưa ra tại hội nghị này, cho rằng, Luật Đấu thầu cần sửa đổi lại và phải cấp bách bỏ ngay tiêu chí nặng về giá rẻ.
Bước 1 yêu cầu đánh giá kỹ thuật vẫn chưa đủ vì nhà thầu nào cũng quảng cáo và khẳng định là công nghệ của mình tốt. Chỉ khi vân hành thực sự dự án mới rõ. Ông cũng cho rằng, Nhà nước cần có các hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa các nhà thầu ngoại thắng thế ngay trên sân nhà.
Thứ trưởng Quang bày tỏ: “Còn 83% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu rơi vào chính nhóm vật tư, thiết bị nguyên liệu sản xuất. Nếu chúng ta thực hiện tốt tinh thần sử dụng hàng hóa trong nước thì chắc chắn con số 83% này sẽ giảm xuống rất nhiều.”
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn cần bàn tay hữu hình của Nhà nước như cơ chế hỗ trợ vốn, tỷ giá, lãi suất, thuế…
Bên cạnh đó, thái độ chủ động của các chủ đầu tư Việt Nam như Tập đoàn Điện, Than - Khoáng sản, Dầu khí cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ví dụ, tách các hạng mục công việc trong một dự án lớn thành các gói độc lập nhỏ phù hợp với năng lực sản xuất trong nước.
Như ông Thụ bày tỏ: Tổng thầu bao giờ cũng thuê thầu phụ những việc lẻ tẻ. Chính phủ cần có cơ chế để anh em chúng tôi được làm những việc lẻ tẻ đó. Có như thế các doanh nghiệp cơ khí trong nước mới phát triển được. Vì cơ khí vẫn là nền tảng, là then chốt cho phát triển kinh tế công nghiệp hóa.
Trung bình chúng ta đầu tư 90 tỷ USD các dự án điện từ nay tới năm 2030 thì trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng sản xuất cung cấp được 30% khối lượng công việc của tổng dự án, khoảng 27 tỷ USD. Đương nhiên, nhập siêu sẽ giảm 1,4 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, ông Thụ cũng cho rằng không thể đổ lỗi cho cơ chế, các doanh nghiệp cơ khí phải xem lại mình. Khi còn manh mún, còn bảo thủ, chưa dám vươn ra thị trường quốc tế, không vượt lên chính mình để đáp ứng đòi hỏi thế giới thì sẽ không thể phát triển được.
Phạm Huyền
Đó là tâm sự chân thành của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam tại Hội nghị tổng kết chương trình tăng cường sử dụng thiết bị máy móc vật tư trong nước do Bộ Công Thương chủ trì ngày 28/9. Câu chuyện nhà thầu ngoại thắng thế, nhà thầu nội ra rìa ngay ở hàng chục công trình công nghiệp trọng điểm của Việt Nam một lần nữa lại được xới xáo
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều phàn nàn “hiệu quả còn rất mờ nhạt”.
DN Việt không thể “bon chen” dự án trong nước
Như nhiều cuộc họp trước đây, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam luôn là người “khai hỏa” về vấn đề này. Minh chứng cho sự ra rìa, ông Thụ kể, Tập đoàn Doosan đầu tư 300 triệu USD ở Dung Quất sản xuất thiết bị lò hơi và cầu trục. Công ty xuất khẩu đi khắp nơi rồi mà chỉ mới bán được 2 cái ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cơ khí tư nhân khác cũng chịu cảnh ế ẩm tương tự nếu muốn bán hàng cho chủ đầu tư trong nước.
Đại diện Công ty CP chế tạo thiết bị điện Đông Anh- đơn vị duy nhất đã sản xuất được máy biến áp 500kV chia sẻ: “Ở những dự án của ngành điện sử dụng vốn vay nước ngoài, công ty không được tham gia đấu thầu. Thậm chí, ở nhiều dự án, giá sản phẩm của chúng tôi chỉ bằng 80% giá của các “đối thủ” quốc tế như Ấn Độ, Trung Quốc những vẫn không được xét trúng thầu”.
Trong khi đó, đại diện của Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp than thở: “Một số nhà tiêu dùng Việt Nam thường nhập tràn lan các thiết bị ngoại và có cảm giác, họ muốn nhập bao nhiêu cũng được. Chính sách thuế thì không hỗ trợ tốt cho việc ưu tiên sử dụng hàng trong nước. Nếu không kiểm soát được thì rõ ràng, đã tạo ra sự cạnh tranh không công bằng.”
“Ngoại” nhưng lạc hậu
Theo đánh giá của các nhà sản xuất cơ khí, nhu cầu sử dụng thiết bị máy móc vật tư trong 20 năm tới sẽ vô cùng lớn.
Ông Vũ Việt Kha, Tổng Giám đốc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE) cho hay, có thể tốc độ phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp Việt Nam không tăng mạnh như 5-10 năm qua, nhưng chỉ cần đáp ứng được 20-30% nhu cầu của thị trường này thì MIE đã có thể có được đơn hàng khoảng 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài quả là bài toán khó.
Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí liệt kê, tính tới nay, ước có tới 20 nhà máy nhiệt điện đều rơi vào tay nhà thầu nước láng giềng, các dự án xi măng, hóa chất, khoáng sản cũng tương tự.
Năm 2007, khi dự án xi măng đầu tiên ở Ninh Bình của một công ty tư nhân nhập khẩu toàn bộ thiết bị dây chuyền “ngoại” nhưng lạc hậu, vị chủ tịch này đã đưa ra cảnh báo: nếu để tình trạng này, ngành cơ khí Việt Nam không có thị trường, thất nghiệp và không tồn tại được.
Lo ngại của ông Thụ đã ngày càng hiện rõ trên thực tế trong khi cơ chế chính sách vẫn chưa có gì cải thiện đáng kể cho cơ khí nội địa. Đáng buồn hơn là các công trình điện, xi măng của nhiều nhà thầu ngoại thực hiện cũng không đạt chất lượng, thường chậm tiến độ và gặp sự cố kỹ thuật liên miên.
Ông Thụ chia sẻ: “Nếu còn duy trì EPC như hiện nay thì giải tán ngành cơ khí đi… Nếu “đấu” theo Luật Đấu thầu hiện hành thì chúng ta chỉ có thua”.
Bởi theo cơ chế đấu thấu chọn tổng thầu EPC, giao cho nhà thầu làm từ A-Z trong một dự án như tư vấn, thiết kế (E), cung cấp thiết bị (P) và xây lắp (C), tiêu chí lựa chọn của ta nặng về giá rẻ.
Chia sẻ với nỗi bức xúc của ông Thụ, ông Vũ Viết Kha cho biết: Bỏ giá rẻ để trúng thầu rồi sau đó, các nhà thầu này lại phát sinh thêm một số hạng mục với nhiều lý do khiến giá thành của gói thấu bị đẩy lên, còn cao hơn cả giá của nhà thầu nội ban đầu.
Nghĩ cách dành “cơm” cho cơ khí nội
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đồng tình với nhiều ý kiến đưa ra tại hội nghị này, cho rằng, Luật Đấu thầu cần sửa đổi lại và phải cấp bách bỏ ngay tiêu chí nặng về giá rẻ.
Bước 1 yêu cầu đánh giá kỹ thuật vẫn chưa đủ vì nhà thầu nào cũng quảng cáo và khẳng định là công nghệ của mình tốt. Chỉ khi vân hành thực sự dự án mới rõ. Ông cũng cho rằng, Nhà nước cần có các hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa các nhà thầu ngoại thắng thế ngay trên sân nhà.
Thứ trưởng Quang bày tỏ: “Còn 83% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu rơi vào chính nhóm vật tư, thiết bị nguyên liệu sản xuất. Nếu chúng ta thực hiện tốt tinh thần sử dụng hàng hóa trong nước thì chắc chắn con số 83% này sẽ giảm xuống rất nhiều.”
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn cần bàn tay hữu hình của Nhà nước như cơ chế hỗ trợ vốn, tỷ giá, lãi suất, thuế…
Bên cạnh đó, thái độ chủ động của các chủ đầu tư Việt Nam như Tập đoàn Điện, Than - Khoáng sản, Dầu khí cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ví dụ, tách các hạng mục công việc trong một dự án lớn thành các gói độc lập nhỏ phù hợp với năng lực sản xuất trong nước.
Như ông Thụ bày tỏ: Tổng thầu bao giờ cũng thuê thầu phụ những việc lẻ tẻ. Chính phủ cần có cơ chế để anh em chúng tôi được làm những việc lẻ tẻ đó. Có như thế các doanh nghiệp cơ khí trong nước mới phát triển được. Vì cơ khí vẫn là nền tảng, là then chốt cho phát triển kinh tế công nghiệp hóa.
Trung bình chúng ta đầu tư 90 tỷ USD các dự án điện từ nay tới năm 2030 thì trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng sản xuất cung cấp được 30% khối lượng công việc của tổng dự án, khoảng 27 tỷ USD. Đương nhiên, nhập siêu sẽ giảm 1,4 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, ông Thụ cũng cho rằng không thể đổ lỗi cho cơ chế, các doanh nghiệp cơ khí phải xem lại mình. Khi còn manh mún, còn bảo thủ, chưa dám vươn ra thị trường quốc tế, không vượt lên chính mình để đáp ứng đòi hỏi thế giới thì sẽ không thể phát triển được.
Phạm Huyền