Tuy nhiên, hiện tại ba mẹ tôi không có 1 giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng gì cả vì đây là đất tổ tiên để lại. Cho hỏi trong trường hợp này, gia đình tôi có xin cấp giấy chứng nhận sở hữu đất dc không? Quy trình xin thì như thế nào mong luật sư nói rõ.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo đó, đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì có hai trường hợp người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ như sau:

- Trường hợp 1: Đang sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực; Có hộ khẩu thường trú tại địa phương; Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp

- Trường hợp 2: Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai; Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, đất đã được sử dụng ổn định, lâu dài khoảng 40 năm, nếu được ủy ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì gia đình bạn có thể được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai.

Thủ tục thực hiện cấp GCNQSDĐ khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

Về hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;

- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

Lưu ý:

Tuy là đất không có giấy tờ nhưng có nhà ở, công trình xây dựng khác trên đất không giấy tờ mà hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu với nhà ở, công trình xây dựng đó thì phải nộp thêm giấy tờ về quyền sở hữu (ghi thông tin nhà ở, công trình xây dựng khác vào Sổ đỏ), cụ thể:

+ Bản sao về một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở;

+ Bản sao một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng. 

Về trình tự, thủ tục, thời hạn

Thủ tục thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp Sổ đỏ được quy định như sau:

- Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Thời hạn cấp Sổ đỏ không tính các khoảng thời gian sau:

+ Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã;

+ Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;

+ Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật;

+ Thời gian trưng cầu giám định.

Chi phí khi làm Sổ đỏ cho đất không giấy tờ

- Hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Thông báo của cơ quan thuế như: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Sổ đỏ, tiền sử dụng đất (nếu có), phí đo đạc (nếu có):

+ Lệ phí trước bạ: = 0.5 % x Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích

+ Lệ phí cấp Sổ đỏ, phí đo đạc, 

+ Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất được xác định trên các căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.

 2. Mục đích sử dụng đất.

 3. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất:

 a) Giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định áp dụng trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức.”

Hạn mức sử dụng đất ở từng địa phương là khác nhau được thể hiện trong Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành. Tiền sử dụng đất phải nộp cho diện tích đất trong và ngoài hạn mức là khác nhau phụ thuộc vào thời gian sinh sống ổn định trên đất, có nhà ở hay công trình xây dựng khác hay không được quy định cụ thể tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Chi phí khác khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bao gồm: phí đo đạc, lệ phí địa chính, phí thẩm định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phí in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên phạm vi tỉnh mình.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Con trai có được quyền tặng cho mảnh đất bố mẹ để lại?

Con trai có được quyền tặng cho mảnh đất bố mẹ để lại?

Ông bà tôi có 7 người con (3 gái, 1 trai). Năm 1980 ông bà mất để lại cho con trai (không có di chúc) ở mảnh đất thờ phụng cúng giỗ (200m2 đất ở, 264m2 đất vườn).