1. Thừa Thiên - Huế từng sáp nhập với tỉnh nào?
-
Bình Định, Quảng Trị
0%
- Quảng Trị, Quảng Bình
0%- Quảng Bình, Quảng Ngãi
0%- Quảng Ngãi, Bình Định
0%Chính xácTỉnh Thừa Thiên - Huế thời Pháp thuộc tên là Thừa Thiên. Năm 1976, tỉnh Thừa Thiên sáp nhập với tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên. Khi hợp nhất, tỉnh Bình Trị Thiên rộng khoảng 18.300km2 với hơn 1,8 triệu dân vào năm 1979. Tỉnh có 23 đơn vị hành chính, trung tâm đặt tại thành phố Huế, hai thị xã là Đông Hà, Đồng Hới và 20 huyện.
Đến năm 1989, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách mang tên gọi mới là Thừa Thiên - Huế.
2. Tỉnh này từng mấy lần “lỡ hẹn” trở thành thành phố trực thuộc trung ương?
-
0
0%
- 1
0%- 2
0%- 3
0%Chính xácTỉnh Thừa Thiên - Huế từng hai lần trình đề án trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1996 và 2014. Trong năm 1996, Quốc hội khóa 9 đã biểu quyết, nhưng chỉ được 48% đại biểu tán thành. Nhiều đại biểu khi đó băn khoăn vì ngoài thành phố Huế với đô thị đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng, còn hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và vùng nông thôn đi lại khó khăn.
Sau lần đầu lỡ hẹn, năm 2014, Thừa Thiên - Huế tiếp tục xây dựng đề án trình Chính phủ, Bộ Chính trị trước khi trình lên Quốc hội. Song lúc này, các tiêu chí để lên thành phố trực thuộc trung ương đã định hình rõ. Quy mô dân số, thu nhập bình quân, cơ sở hạ tầng, thu chi ngân sách của tỉnh không đạt. Tỉnh này vì thế có hai lần “lỡ hẹn” trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
3. Tỉnh này sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương tiếp theo với tên gì?
-
Thành phố Huế
0%
- Thành phố Thừa Thiên
0%- Thành phố Thừa Thiên - Huế
0%- Thành phố Thừa Thiên Huế
0%Chính xácNghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương được Quốc hội thông qua hôm 30/11. Đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Tên gọi thành phố Huế trực thuộc trung ương được đánh giá phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỉ lệ 98,67% trên tổng số cử tri của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Như vậy từ năm 2025, cả nước có 6 thành phố trực thuộc trung ương.
4. Sông nào lớn nhất tại tỉnh này?
-
Sông Lam
0%
- Sông Mã
0%- Sông Hương
0%- Sông Đà
0%Chính xácThừa Thiên - Huế có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài 1.055km, tổng diện tích lưu vực là 4.195km2. Mật độ sông suối dao động 0,3-1 km/km2.
Tính từ Bắc vào có những dòng sông chính như Ô Lâu, Hương, Nong, Truồi, Cầu Hai và Bù Lu. Trong đó, sông Hương là lớn nhất. Sông Hương được ví như món quà vô giá tạo hóa dành riêng cho Thừa Thiên - Huế, là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa Huế. Dòng sông có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.
5. Chuyến tàu “Kết nối di sản miền Trung” nối Huế tới đâu?
-
Quảng Bình
0%
- Đà Nẵng
0%- Quảng Nam
0%- Quảng Trị
0%Chính xácChuyến tàu “Kết nối di sản miền Trung” của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nối Huế - Đà Nẵng. Đây là sản phẩm mới, kết hợp kinh doanh vận tải và khai thác dịch vụ du lịch, lịch sử, văn hóa, di sản, được đưa vào khai thác nhân kỷ niệm 49 năm giải phóng Thừa Thiên - Huế. Trên tàu sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị như giao lưu với các nghệ sĩ qua những màn trình diễn văn hoá, nghệ thuật đặc sắc, thưởng thức ẩm thực vùng miền...
- Đà Nẵng
- Sông Mã
- Thành phố Thừa Thiên
- 1
- Quảng Trị, Quảng Bình