Tây Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Tây Bắc và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khó khăn nên cho đến nay Tây Bắc vẫn là vùng khó khăn nhất trong 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 6 tỉnh Tây Bắc vẫn được coi là “lõi nghèo”. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn vẫn ở mức cao nhất nước. Người nghèo Tây Bắc chủ yếu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa (95%).

Đồng bào DTTS vùng Tây Bắc bảo tồn nghề truyền thống 

Nhìn từ thực tiễn, công tác giảm nghèo tại Tây Bắc trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập làm cho kết quả giảm nghèo chưa mang tính bền vững, tốc độ giảm nghèo giữa các tỉnh, huyện không đồng đều, thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Những vấn đề đặt ra đối với công tác xóa đói, giảm nghèo ở khu vực Tây Bắc trong thời gian tới như: trình độ dân trí thấp, phong tực, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển mạnh so vói các vùng khác, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao

Trước yêu cầu mới, khái niệm giảm nghèo đa chiều bền vững cần được nhận thức như một giải pháp quan trọng giúp Tây Bắc có bước đột phá, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Từ việc giảm nghèo đơn chiều sang giảm nghèo đa chiều là một khái niệm mới, cần được nhận thức đầy đủ.

Những vấn đề đặt ra đối với công tác xóa đói, giảm nghèo ở khu vực Tây Bắc trong thời gian tới, như: Trình độ dân trí còn thấp, phong tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển mạnh so với các vùng khác, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao

Bởi vậy, các chủ trương, giải pháp cơ bản cho công tác xóa đói, giảm nghèo đa chiều đảm bảo tính bền vững các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới cần tập trung vào: Tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành hiểu được tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều một cách chính xác để không bỏ sót đối tượng hộ nghèo. Chuyển đổi và nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh tâm lý ỷ lại vào nhà nước. Phân tích, đánh giá, nhận diện và phân loại rõ từng đối tượng người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo trên cơ sở đó đề ra kế hoạch, giải pháp và tập trung ưu tiên có trạng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách giảm nghèo theo tiêu chí mới, dựa vào đặc thù văn hóa, kinh tế, xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau. Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho chương trình việc làm và giảm nghèo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ ở cơ sở, khuyến khích phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội, đất ở, đất sản xuất, điện, nước…

Thanh Hùng, Hồng Kiên, Mỹ Hòa