1. Tỉnh duy nhất nào trên cả nước có 2 sân bay?
-
Bà Rịa – Vũng Tàu
0%
- Khánh Hòa
0%- Cần Thơ
0%- Kiên Giang
0%Chính xácKiên Giang là tỉnh ven biển, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có diện tích lớn nhất Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ, chỉ sau tỉnh Bình Phước.
Hiện tại, tỉnh Kiên Giang sở hữu 2 sân bay là Sân bay Rạch Giá, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7km về phía Đông và Sân bay quốc tế Phú Quốc, nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc.
2. Tỉnh này sở hữu vườn quốc gia nổi tiếng nào?
-
Vườn quốc gia Tràm Chim
0%
- Vườn quốc gia U Minh Hạ
0%- Vườn quốc gia U Minh Thượng
0%- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
0%Chính xácNăm 2002, U Minh Thượng được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên lên vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ. Trong đó, U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tiền thân của rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn U Minh. Đây là kiểu rừng đặc thù được xếp hạng quý hiếm trên thế giới. Hiện tại, vườn quốc gia U Minh Thượng được đầu tư, bảo tồn, phục vụ nghiên cứu và phát triển các nguồn gen sinh học. Ngoài ra, U Minh Thượng cũng là địa điểm du lịch sinh thái thu hút du khách cả nước.
3. Phú Quốc là hòn đảo có diện tích lớn thứ mấy cả nước?
-
1
0%
- 2
0%- 3
0%- 4
0%Chính xácPhú Quốc là hòn đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đảo duy nhất cả nước.
Thành phố đảo Phú Quốc thành lập năm 2021, trên cơ sở huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Trên bản đồ, đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan với hình dáng con cá đang vẫy đuôi.
Nhờ khí hậu dễ chịu, nhiều bãi biển đẹp, Phú Quốc trở thành địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2022, Tạp chí Travel+Leisure (Mỹ) chọn Phú Quốc là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách 25 hòn đảo đẹp nhất thế giới.
4. Ai là người có công lớn trong việc khai phá vùng đất Kiên Giang ngày nay?
-
Mạc Kính Cửu
0%
- Lê Văn Duyệt
0%- Đào Duy Từ
0%- Nguyễn Hữu Dật
0%Chính xácNăm 1671, một người gốc Hoa là Mạc Cửu mang cả gia đình và binh sĩ di chuyển từ Phúc Kiến đến xin tị nạn tại vùng Hà Tiên (Kiên Giang, Cà Mau, Phú Quốc ngày nay).
Bấy giờ, vùng đất Hà Tiên chịu ảnh hưởng của Chân Lạp, vì vậy, Mạc Cửu đã tìm đường đến cố đô Oudong để xin lệ thuộc vua Chân Lạp.
Nhiều năm sau đó, Mạc Cửu tổ chức cho dân khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế khắp vùng Hà Tiên. Tiếng lành đồn xa, lưu dân khắp nơi với đa dạng sắc tộc tìm đến Hà Tiên để sinh sống, buôn bán.
Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc với chúa Nguyễn Phúc Chu và xin bảo hộ. Năm 1714, ông được phong làm tổng binh đất Căn Khẩu (Hà Tiên). Năm 1724, Mạc Cửu dâng toàn bộ đất đai cho chúa Nguyễn và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu. Sau đó, ông đổi tên Căn Khẩu thành Long Hồ dinh.
Sau khi Mạc Cửu mất, con trai ông là Mạc Thiên Tứ lên nắm quyền đô đốc thay cha. Gia đình Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn, Long Hồ dinh cũng đổi tên thành Hà Tiên trấn từ đó.
5. Đảo Phú Quốc nổi tiếng với loại gia vị nào?
-
Thảo quả
0%
- Hồ tiêu
0%- Quế
0%- Ớt
0%Chính xácHồ tiêu Phú Quốc là loại gia vị đặc sản của thành phố Phú Quốc, Kiêng Giang.
Hồ tiêu tại đây có vị thơm nồng, đậm đà, khác biệt với những loại hồ tiêu trồng trong đất liền. Diện tích trồng hồ tiêu đạt trung bình 471ha, tập trung chủ yếu ở 3 xã Cửu Dương, Cửu Cạn và Dương Tơ.
Có thời điểm, giá hồ tiêu Phú Quốc loại tốt đạt 100.000 – 120.000 đồng/kg.
- Hồ tiêu
- Lê Văn Duyệt
- 2
- Vườn quốc gia U Minh Hạ
- Khánh Hòa