1. Tỉnh duy nhất nào ở phía Nam nước ta có núi đá vôi?

  • Bình Phước
    0%
  • Lâm Đồng
    0%
  • Kiên Giang
    0%
  • Tây Ninh
    0%
Chính xác

Ở Việt Nam, đá vôi chiếm diện tích 60.000km2, khoảng 20% diện tích cả nước, trong đó tập trung ở miền Bắc và Bắc Trung bộ. Núi đá vôi Hà Tiên – Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang là vùng núi đá vôi duy nhất ở miền Nam nước ta với khoảng 21 ngọn núi nhỏ nằm rải rác trong vùng đồng bằng ngập nước Hà Tiên.

Hệ thống núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang (Việt Nam) sang Kampot (Campuchia). Tuy chỉ có diện tích 3,6km2 nhưng do tính biệt lập về địa lí cùng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã hình thành nên tính đặc hữu và đa dạng riêng biệt cho vùng núi đá vôi này.

2. Nơi nào sau đây không phải vùng núi đá vôi?

  • Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
    0%
  • Bích Động (Ninh Bình)
    0%
  • Langbiang (Lâm Đồng)
    0%
  • Phong Nha (Quảng Bình)
    0%
Chính xác

Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)…

Trong đó, di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn được trải dài trên diện tích rộng lớn với gần 200ha, gồm các ngọn núi đá vôi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Hỏa Sơn; hệ thống hang động đá vôi ở Phong Nha - Kẻ Bàng trải trên diện tích khoảng 200.000 ha; hệ thống hang động núi đá vôi ở Tam Cốc – Bích Động có diện tích khoảng 350,3ha.

3. Tỉnh Kiên Giang nổi tiếng về điều gì?

  • Có nhiều đảo nhất cả nước
    0%
  • Có đường bờ biển dài nhất cả nước
    0%
  • Có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước
    0%
  • Có nhiều thành phố nhất cả nước
    0%
Chính xác

Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu 52% tổng diện tích trồng lúa tại Việt Nam. Trong đó, Kiên Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước với hơn 722.000ha.

Kiên Giang nằm giáp vịnh Thái Lan. Đây cũng là tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long và rộng thứ hai miền Nam, chỉ sau Bình Phước. Theo thống kê năm 2022, sản lượng lúa của Kiên Giang đứng đầu cả nước với 4.405 triệu tấn.

4. Con kênh đào lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long nào chảy qua địa phận tỉnh này?

  • Kênh Thoại Hà
    0%
  • Kênh nhà Lê
    0%
  • Kênh Vĩnh Tế
    0%
  • Kênh Bảo Định
    0%
Chính xác

Kênh Vĩnh Tế là con kênh chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang, Kiên Giang. Kênh chạy song song với biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc nối với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên.

Kênh được đào hoàn toàn bằng tay dưới thời nhà Nguyễn. Đây là một trong những công trình thủy lợi quy mô nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngoài việc dẫn nước phục vụ nông nghiệp, kênh Vĩnh Tế còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ chủ quyền đất nước.

5. Tỉnh này sở hữu vườn quốc gia nổi tiếng nào?

  • Vườn quốc gia Tràm Chim
    0%
  • Vườn quốc gia U Minh Hạ
    0%
  • Vườn quốc gia U Minh Thượng
    0%
  • Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
    0%
Chính xác

Năm 2002, U Minh Thượng được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên lên vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ. Trong đó, U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.

Tiền thân của rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn U Minh. Đây là kiểu rừng đặc thù được xếp hạng quý hiếm trên thế giới. Hiện tại, vườn quốc gia U Minh Thượng được đầu tư, bảo tồn, phục vụ nghiên cứu và phát triển các nguồn gen sinh học. Ngoài ra, U Minh Thượng cũng là địa điểm du lịch sinh thái thu hút du khách cả nước.