1. Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay?
-
Kiên Giang
0%
- Quảng Ninh
0%- Bình Dương
0%- Bà Rịa – Vũng Tàu
0%Chính xácTheo Nghị quyết thông qua vào tháng 3/2024, tỉnh Bình Dương sẽ thành lập thêm thành phố Bến Cát. Như vậy, Bình Dương trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước hiện nay với 5 thành phố trực thuộc tỉnh.
Thành phố Bến Cát trước đây là thị xã nằm tại trung tâm tỉnh Bình Dương, thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP.HCM chỉ 50km. Diện tích thành phố đạt 234km2, dân số khoảng 364.000 người theo thống kê cuối 2022.
Nghiên cứu cho thấy địa chất của thành phố mới Bến Cát phù hợp để xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đồ sộ. Ngoài ra, khu vực này địa hình cao trên 2m so với mực nước biển, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển, đặc biệt trong bối cảnh miền Nam có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Thành phố Bến Cát còn có 2 con sông lớn chảy qua gồm sông Sài Gòn và Thị Tính, giúp giao thương đường thủy thuận lợi. Hồ Dầu Tiếng xây dựng ở thượng nguồn sông Sài Gòn cũng ảnh hưởng lớn tới chế độ thủy văn của thành phố và toàn tỉnh Bình Dương.
2. Đâu không phải là thành phố của tỉnh này?
-
Thủ Dầu Một
0%
- Dĩ An
0%- Dầu Tiếng
0%- Tân Uyên
0%Chính xácTrước Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố gồm: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên. Trong khi đó, Dầu Tiếng là một trong số 4 huyện của Bình Dương, bên cạnh Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên. Đây đều là các huyện đang có sự phát triển nhanh về kinh tế của tỉnh.
3. Tỉnh nào xếp sau Bình Dương về số lượng thành phố?
-
Đồng Tháp
0%
- Kiên Giang
0%- Thái Nguyên
0%- Quảng Ninh
0%Chính xácTrước đây, Quảng Ninh và Bình Dương là hai tỉnh có nhiều thành phố nhất. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu đã thuộc về Bình Dương sau khi thành lập thêm thành phố Bến Cát.
Quảng Ninh hiện có 4 thành phố gồm: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả. Tháng 1/2024, UBND thị xã Đông Triều, Quảng Ninh chỉ đạo các xã, phường tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc thành lập thành phố Đông Triều. Như vậy, tỉnh này có thể sẽ có thành phố thứ 5 trong tương lai, tương tự Bình Dương.
4. Thành phố nào thành lập cùng thời điểm với thành phố thứ 5 của tỉnh Bình Dương?
-
Cao Lãnh (Đồng Tháp)
0%
- Long Xuyên (An Giang)
0%- Gò Công (Tiền Giang)
0%- Rạch Giá (Kiên Giang)
0%Chính xácGò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang, sau thành phố Mỹ Tho. Ngày 19/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập thành phố Gò Công, cùng thời điểm với thành phố Bến Cát, Bình Dương.
Theo phân cấp hành chính mới, Gò Công có 7 phường và 3 xã, diện tích khoảng 101,7km2 và dân số 152.000 người. Thành phố đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của tỉnh khi nằm trên trục hành lang kinh tế Tây Nam, kết nối TP.HCM với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
5. Thành phố trực thuộc Trung ương cần có bao nhiêu người trở lên?
-
100.000 người
0%
- 500.000 người
0%- 1 triệu người
0%- 5 triệu người
0%Chính xácTheo tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15, quy mô của thành phố trực thuộc Trung ương phải từ 1 triệu người trở lên và diện tích từ 1.500km2 trở lên. Hiện Việt Nam có 5 thành phố thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- 500.000 người
- Long Xuyên (An Giang)
- Kiên Giang
- Dĩ An
- Quảng Ninh