1. Tỉnh nào có tên thành phố trực thuộc ngắn nhất?

  • Nghệ An
    0%
  • Quảng Bình
    0%
  • Quảng Trị
    0%
  • Thừa Thiên Huế
    0%
Chính xác

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế. Đây là tỉnh lỵ có tên gọi ngắn nhất Việt Nam, chỉ ba chữ cái. Huế từng là kinh đô của người Việt trong hơn 150 năm. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, thành phố này trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước với nhiều địa danh nổi tiếng như sông Hương, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, di tích cố đô… Hiện Huế sở hữu tới 5 danh hiệu UNESCO về di sản.

2. Huế từng là kinh đô của hai triều đại nào?

  • Nhà Mạc – Nhà Lê
    0%
  • Nhà Lê – Nhà Tây Sơn
    0%
  • Nhà Tây Sơn – Nhà Nguyễn
    0%
  • Nhà Hồ - Nhà Lê
    0%
Chính xác

Năm 1788, quân Thanh theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống tràn vào kinh thành Thăng Long. Trước tình thế nguy cấp, Nguyễn Huệ cho lập Đàn Nam Giao ở chân núi Bân, thành phố Huế, tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, đồng thời cấp tốc Bắc tiến.

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm lược và tàn dư nhà Lê. Sau khi ổn định tình hình chính trị tại Bắc Hà, ông dẫn đại quân quay về miền Trung và Huế chính thức trở thành kinh đô của nước Việt thống nhất trong hơn mười năm (1789-1801).

Năm 1802, Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long, kết thúc cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn và lập nên vương triều Nguyễn. Huế tiếp tục được chọn làm kinh đô trong hơn 143 năm (1802 – 1945), trải qua 13 đời vua. 

3. Đâu không phải là tên gọi của Huế trong quá khứ?

  • Thuận Hóa
    0%
  • Phú Xuân
    0%
  • Quảng Đức
    0%
  • Quảng Nam
    0%
Chính xác

Vùng đất Thừa Thiên Huế từng thuộc hai châu Ô, Lý của Chăm Pa, được vua Chế Mân cắt cho Đại Việt từ 1307. Đến thời vua Lê Thánh Tông, cả nước chia thành 12 đạo thừa tuyên, Huế thuộc xứ Thuận Hóa, gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay. Dưới triều Tây Sơn, Huế được gọi là Phú Xuân.

Sau khi vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn, đất nước được chia lại thành 23 trấn và bốn dinh, Huế thuộc dinh Quảng Đức. Tới năm 1822, vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Sau giải phóng, Huế là một phần của tỉnh Bình Trị Thiên và chỉ chính thức tách ra vào năm 1989. 

4. Di sản nào sau đây của Huế không thuộc danh sách UNESCO tại Việt Nam?

  • Nhã nhạc cung đình Huế
    0%
  • Mộc bản triều Nguyễn
    0%
  • Quần thể di tích Cố đô Huế
    0%
  • Đấu trường Hổ Quyền
    0%
Chính xác

Hiện thành phố Huế sở hữu 5 danh hiệu UNESCO tại Việt Nam gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Đấu trường Hổ Quyền cũng là di tích đặc biệt của Huế. Đây từng là nơi vua Nguyễn thao luyện tượng binh, tổ chức các trận đấu giữa hổ và voi, tuy nhiên chưa thuộc danh sách danh hiệu của UNESCO tại Việt Nam.

5. Sông Hương nổi tiếng ở Huế đổ ra biển Đông tại cửa nào?

  • Cửa Việt
    0%
  • Cửa Thuận An
    0%
  • Cửa Tùng
    0%
  • Cửa Tiên Sa
    0%
Chính xác

Sông Hương là con sông nổi tiếng tại Huế, với lưu vực chiếm 3/5 diện tích tự nhiên của tỉnh. Hệ thống sông dài khoảng 104km, chia thành 3 nhánh gồm sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch.

Trả Trạch là nhánh chính, bắt nguồn từ vùng núi huyện Nam Đông, chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc tới ngã ba Tuần thì hợp với sông Hữu Trạch. Từ đây sông Hương đi vào kinh thành Huế, sau đó gặp sông Bồ tại ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và ra biển Đông tại cửa Thuận An.