1. Tỉnh nào ở Tây Bắc vừa có cửa khẩu, vừa có sân bay?

  • Lai Châu
    0%
  • Điện Biên
    0%
  • Đắk Lắk
    0%
  • Phú Thọ
    0%
Chính xác

Điện Biên là tỉnh duy nhất ở Tây Bắc vừa có cửa khẩu quốc tế, vừa có sân bay. Trong đó, cửa khẩu quốc tế của Điện Biên là Tây Trang, đặt tại vùng đất bản Ka Hâu xã Na Ư, huyện Điện Biên.

Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Pang Hok (tên gọi khác là cửa khẩu Sop Hun), thuộc huyện May, tỉnh PhongSaly, Lào.

Đây là điều kiện để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

Trong khi đó, Cảng hàng không Điện Biên Phủ là sân bay ở TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ phục vụ khách hàng có nhu cầu di chuyển Điện Biên – Hà Nội và một số đường bay quốc tế.

2. Đây là tỉnh duy nhất Việt Nam giáp với hai quốc gia nào?

  • Lào và Trung Quốc
    0%
  • Trung Quốc và Campuchia
    0%
  • Campuchia và Lào
    0%
Chính xác

Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam có chung đường biên giới với 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc.

Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, phía đông và đông bắc tỉnh giáp với Sơn La, phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây và tây nam giáp Lào. Điện Biên có đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 360 km; với Trung Quốc dài 40,86 km. 

3. Ngoài Tây Trang, Điện Biên còn có cửa khẩu nào?

  • Lóng Sập
    0%
  • Huổi Puốc
    0%
  • Cốc Nam
    0%
  • Chiềng Khương
    0%
Chính xác

Ngoài cửa khẩu quốc tế Tây Trang, Điện Biên còn có cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc, đặt tại xã Mường Lói, huyện Điện Biên. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Na Son (tỉnh Luang Prabang, Lào).

Bên cạnh đó, tỉnh còn có các cửa khẩu phụ với các tỉnh Bắc Lào và 1 lối mở A Pa Chải - Long Phú tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đây là điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh, đóng góp không nhỏ vào GDP của Điện Biên.

4. Sân bay Điện Biên được khôi phục từ sân bay nào?

  • Sân bay Bình Thủy
    0%
  • Sân bay Mường Thanh
    0%
  • Sân bay Đa Phúc
    0%
  • Sân bay Sao Vàng
    0%
Chính xác

Theo trang thông tin Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sân bay Điện Biên hiện nay được khôi phục từ sân bay Mường Thanh do người Pháp xây dựng từ năm 1939.

Năm 1958, vận tải hàng không dân dụng do quân đội Việt Nam đảm nhiệm chính thức được mở tại sân bay Điện Biên Phủ, tuy nhiên số lượng chuyến bay còn hạn chế. Sau khi miền Bắc được giải phóng, cảng hàng không Điện Biên được duy trì nhưng hầu như không khai thác.

Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, cảng hàng không Điện Biên Phủ được khôi phục và hoạt động đến nay.

Tuy nhiên, trải qua gần 60 năm, đến nay việc đưa vào sử dụng và khai thác sân bay Mường Thanh trở thành cảng hàng không Điện Biên Phủ đã khiến di tích sân bay Mường Thanh năm xưa bị thay đổi. Một số cứ điểm tại khu vực sân bay phải đánh mốc dưới lòng đất.

5. Tỉnh nào sau đây cũng có cửa khẩu quốc tế đường bộ và sân bay?

  • Gia Lai
    0%
  • Quảng Nam
    0%
  • Bình Định
    0%
  • Lâm Đồng
    0%
Chính xác

Gia Lai có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đặt tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Oyadav của Campuchia.

Trong khi đó, sân bay của Gia Lai là sân bay Pleiku, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 3 km về phía Tây Nam. Sân bay này do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam quản lý.

Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa… cũng là những tỉnh vừa có sân bay, vừa có cửa khẩu quốc tế đường bộ.