1. Tỉnh nào rộng nhất Việt Nam?

  • Nghệ An
    0%
  • Thanh Hoá
    0%
  • Sơn La
    0%
  • Đắk Lắk
    0%
Chính xác

Nghệ An có diện tích 16.489,97 km2, là địa phương nằm ở vĩ độ 180o33' đến 200o01' vĩ độ Bắc, kinh độ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam; phía Đông giáp biển, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 468 km đường biên giới trên bộ, bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến Cảng Cửa Lò. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. 

2. Nghệ An có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?

  • 19
    0%
  • 20
    0%
  • 21
    0%
  • 22
    0%
Chính xác

Nghệ An có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện; với 460 xã, phường, thị trấn. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ; 3 thị xã, gồm: Thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hoà; 17 huyện, gồm: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

3. Dân số Nghệ An có mấy triệu người?

  • Hơn 2 triệu người
    0%
  • Hơn 3 triệu người
    0%
  • Hơn 4 triệu người
    0%
  • Hơn 5 triệu người
    0%
Chính xác

Theo Niên giám thống kê năm 2023, dân số trung bình của tỉnh Nghệ An năm 2022 là 3.419.989 người. Mật độ dân số 207 người/km². Trong đó, dân số thành thị là 530.452 người, chiếm 15,51%; dân số nông thôn là 2.889.537 người, chiếm 84,49%; dân số nam là 1.711.827 người, chiếm 50,05%; dân số nữ là 1.708.162 người, chiếm 49,95%. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông, Ơ Đu... cùng sinh sống). Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nghệ An là 1.623,1 nghìn người; trong đó lao động nam là 867,7 nghìn người, chiếm 53,46%; lao động nữ là 755,4 nghìn người, chiếm 46,54%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 252,3 nghìn người, chiếm 15,55%; lực lượng lao động ở nông thôn là 1.370,8 nghìn người, chiếm 84,45%.

4. Tỉnh nào rộng nhất khu vực Miền Bắc?

  • Hà Giang
    0%
  • Sơn La
    0%
  • Điện Biên
    0%
  • Hà Giang
    0%
Chính xác

Tỉnh Sơn La ở trung tâm vùng Tây Bắc có diện tích tự nhiên là 1.410.983 ha, là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 của cả nước chiếm 39% diện tích vùng Tây Bắc và bằng 4,15% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc.

Trung tâm hành chính tỉnh cách thủ đô Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc. Tọa độ địa lý: Từ 20039’đến 22002’độ vĩ bắc; Từ 103011’đến 105002’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái.  Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào. Phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ. Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Sơn La có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài 250km; có các cửa khẩu Quốc gia Chiềng Khương, Lóng Sập là lợi thế để Sơn La thông thương giao lưu kinh tế với các tỉnh vùng Đông bắc của nước CHDCND Lào. Sơn La là địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phòng thủ đất nước...

5. Địa hình Sơn La có bao nhiêu % là đồi núi?

  • 65%
    0%
  • 75%
    0%
  • 85%
    0%
  • 95%
    0%
Chính xác

Địa hình Sơn La chiếm trên 85% diện tích là đồi núi. Địa hình thung lũng, các vùng bồn trũng giữa núi chiếm khoảng 15% diện tích. Đồi núi ở Sơn La chủ yếu có độ cao từ 600 đến 700m. Địa hình núi cao trên 2.000m chiếm khoảng 2% diện tích lãnh thổ. Khu vực núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực phía đông bắc của tỉnh bao gồm các huyện Mường La, Bắc Yên, Phù Yên.

Sơn La có đến 3/4 diện tích là đồi núi có độ dốc khá cao và bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh. Sườn đồi núi, ở phần thấp với các vạt dốc tụ có độ dốc trung bình 8-15°, ở phần cao thường có độ dốc 15-20°. Khu vực các vách núi đá vôi có độ dốc rất cao, thậm chí dốc đứng. Diện tích lãnh thổ có độ dốc nhỏ (<8) chủ yếu thuộc cao nguyên Sơn La và Mộc Châu, ngoài ra còn có một số diện tích hẹp của bãi bồi, bậc thềm, bề mặt tích tụ lũ tích và phần sót bề mặt đỉnh núi.