Đây là một trong những sự kiện hưởng ứng nội dung thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về Phát  triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025.

nam05397.jpg
Bà Lý Thị Thúy Hạnh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội.

Bà Lý Thị Thúy Hạnh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội khẳng định, cuộc thi được tổ chức với mong muốn tiếp tục khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và Thủ đô, tôn vinh các tổ chức, cá nhân đã và đang cống hiến trong công tác bảo tồn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa Việt. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp khích lệ phong trào quần chúng, đặc biệt để thế hệ trẻ tự nguyện tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Sau vòng sơ khảo được tổ chức với hình thức chấm video về nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nghệ thuật truyền thống của Thủ đô như: hát chầu văn, hát ca trù, hát xẩm, hát dô, chèo tàu, hát trống quân, múa bài bông, múa rối... Ban giám khảo đã chấm chọn được 16 đơn vị xuất sắc nhất để tham gia chung khảo.

z4939121918999 7a1a48f1da50766ddfea4683acc17fe5.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia cuộc thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể. 

Tại vòng chung khảo, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 5 giải B, 10 giải C, 10 giải Khuyến khích và 10 giải Khuyến khích chuyên đề. Trong đó, giải A thuộc về Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân với tác phẩm Tự hào Thăng Long Hà Nội.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải phụ như giải Cống hiến nghệ nhân cao tuổi, Chương trình đầu tư công phu, Ca trù triển vọng, giải Phong trào… 

z4939122347663 4b577ab048ed59d73f45bf7dadb0cf41.jpg
Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân trình bày tác phẩm 'Tự hào Thăng Long Hà Nội'.

Tại lễ trao giải, PGS. TS Trần Thị An, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Trưởng Ban giám khảo cho biết, cuộc thi có rất nhiều nét đặc biệt bởi suốt 3 tiếng của vòng chung khảo, khách tham dự như được trở về với quá khứ, không gian văn hoá truyền thống "dù có gì đó rất cổ xưa nhưng lại mang sự tươi mới của sắc màu đương đại".

"Các phần thi năm nay rất đa dạng, khiến Ban giám khảo khó chấm điểm và lựa chọn người nhận giải. Tôi thực sự xúc động khi xuất hiện trên sân khấu những nghệ nhân đã hơn 80 tuổi cho tới các em bé  đang học Tiểu học và cả những nghệ nhân khiếm thị. Điều này cho thấy Người giữ màu dân tộc thực sự là một dòng chảy chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ đứt đoạn trong đời sống văn hoá của dân tộc nói chung và Thủ đô nói riêng", PGS. TS Trần Thị An bày tỏ.

Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống Thanh Xuân với tác phẩm 'Tự hào Thăng Long Hà Nội': 

Tìm cách bảo vệ 'di sản văn hoá sống'Các chuyên gia cho rằng bảo vệ "di sản văn hóa sống" - người nắm giữ di sản là điều quan trọng để xây dựng, phát triển đời sống văn hóa bền vững.
Lê Thúy và nhóm PV, BTV