1. Vụ cháy này xảy ra vào triều đại nào?

  • Nhà Trần
    0%
  • Nhà Lê
    0%
  • Nhà Mạc
    0%
  • Nhà Nguyễn
    0%
Chính xác

Theo sử sách ghi lại, năm Minh Mạng thứ 18, tức Đinh Dậu 1837, Thăng Long xảy ra vụ cháy lớn, thiêu rụi hơn 1.400 nóc nhà ở 27 phường, khiến nhiều người bị thương và thiệt mạng, vô số gia đình mất trắng cơ nghiệp.

Đến năm 1838, người dân đã lập đền thờ Đức Hỏa Thần tại Cửa Đông thành Hà Nội với mong muốn được thần linh che chở. Đây là đền thờ thần lửa hiếm hoi xuất hiện trong lịch sử Việt Nam. Dù vậy, những năm sau, thành Thăng Long vẫn xảy ra các vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại về người. Nguyên nhân được cho là do hình thức lợp mái nhà bằng cỏ tranh khiến ngọn lửa dễ lan truyền.

2. Hiện đền thờ Hỏa Thần nằm trên phố nào của Hà Nội?

  • Phố Cửa Đông
    0%
  • Phố Hàng Chiếu
    0%
  • Phố Hàng Điếu
    0%
  • Phố Hàng Bạc
    0%
Chính xác

Đền thờ Hỏa Thần hiện nằm tại số 30 phố Hàng Điếu, diện tích gần 500m2, lớn hơn nhiều di tích khác ở khu vực phố cổ. Đền có kiến trúc đồ sộ, sắp xếp theo hình chữ “công” gồm tiền tế, phương đình, cung cấm, được chạm khắc, trang trí tinh tế.

Tại đền đặt một chiếc chuông lớn giúp báo động mỗi khi có cháy. Hiện ngôi đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28/3 và 28/9 Âm lịch - ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần.

3. Tên của con phố nào tại Hà Nội xuất phát từ ngôi đền này?

  • Phố Nhà Hỏa
    0%
  • Phố Lò Rèn
    0%
  • Phố Hỏa Thần
    0%
  • Phố Đền Hỏa
    0%
Chính xác

Nhà Hỏa là con phố thuộc khu phố cổ Hà Nội, dài khoảng 128m, bắt đầu từ ngã năm phố Hàng Gà, Hàng Điếu, Hàng Phèn, Cửa Đông đến góc phố Đường Thành và Bát Đàn. Phố thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm. Tên phố Nhà Hỏa xuất phát từ đền thờ Hỏa Thần, nay nằm trên phố Hàng Điếu. Tên này được sử dụng sau Cách mạng tháng Tám.

4. Theo Bộ Luật Hồng Đức, người dân gây hỏa hoạn sẽ bị phạt như thế nào?

  • Phạt tiền
    0%
  • Phạt đánh
    0%
  • Phạt bêu riết trước đám đông
    0%
  • Tất cả các ý trên
    0%
Chính xác

Nhận thấy sức tàn phá của hỏa hoạn, theo Luật Hồng Đức thời Lê Sơ, người dân kinh thành để xảy ra hỏa hoạn, cháy nhà mình sẽ bị phạt 80 trượng, để cháy lan sang nhà hàng xóm sẽ phạt 80 trượng và bêu riết trước công chúng 3 ngày, phạt 10 quan tiền sung công. Đặc biệt, trong cấm thành nếu cháy lan đến nhà tông miếu, cung điện, kho tàng thì bị xử tội lưu. Người bắt được thủ phạm gây hỏa hoạn cũng được thưởng như bắt trộm cướp.

5. Vị vua nhà Nguyễn nào từng đích thân xử tội kẻ gây hỏa hoạn?

  • Gia Long
    0%
  • Minh Mạng
    0%
  • Tự Đức
    0%
  • Khải Định
    0%
Chính xác

Theo sách “Khải Định chính yếu sơ tập”, tháng 6 năm Định Tị (1917), vị quan giữ chức Thủ hộ Phó sứ tên Hồng Ích để xảy ra hỏa hoạn, lửa cháy lan cả khu cấm nội, khi báo cáo lại gian dối giảm bớt thiệt hại. Sau khi truy xét, vua Khải Định ban lệnh giáng chức Hồng Ích xuống 4 bậc. Các quan tòng phạm cũng bị giáng chức theo các bậc khác nhau, người thì bị cắt bổng lộc, người khác bị ghi lỗi vào lý lịch.