Nêu thực tế Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong lớp 4, Trung tướng Tô Ân Xô lưu ý: "Nghèo vượt khó làm giàu thì hoan nghênh nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, Nhà nước".
Tại họp báo chiều tối 2/3, Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an thông tin thêm về vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn vừa khởi tố hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004, với quy mô vừa phải, hoạt động ở cấp huyện, ở lĩnh vực xây lắp. Từ năm 2015, công ty này vươn mình rất mạnh mẽ, nhận nhiều công trình từ Bắc đến Nam. Công ty này có 21 dự án, với tổng mức đầu tư trên 40 nghìn tỷ đồng.
Cơ quan điều tra bước đầu xem xét 2 dự án ở Vĩnh Phúc và thấy rằng, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn bỏ ngoài sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng. Công ty này cũng nợ hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế…
Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện để bán, chưa đủ điều kiện để đưa vào thị trường, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã bán, thu tiền, nhưng không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng.
Theo ông Tô Ân Xô, qua vụ việc này cho thấy trách nhiệm của nhà quản lý là không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.
“Công ty này đang thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn. Công ty không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng vẫn được hoạt động”, ông Tô Ân Xô nêu.
Người phát ngôn Bộ Công an còn cho rằng, cơ quan quản lý không nắm được năng lực thực tế của doanh nghiệp. Ví dụ, năng lực, mức độ của công ty “rất vừa phải” nhưng trúng thầu hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi nhiều công ty hùng mạnh cũng không nhận được những dự án lớn như thế.
Nêu thực tế Phó Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong lớp 4, Trung tướng Tô Ân Xô lưu ý: "Nghèo vượt khó làm giàu thì hoan nghênh nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, Nhà nước".
Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, mở rộng điều tra để xử lý đúng người, đúng tội và thu hồi tài sản.
Trước đó, ngày 26/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi Hậu "Pháo"), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.
Năm người khác bị khởi tố, bắt tạm giam trong cùng vụ án gồm: Nguyễn Thị Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn; Đỗ Thị Mai, kế toán trưởng; Hoàng Thị Tuyết Hạnh, kế toán viên; Trần Hữu Định, giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Á Group và Nguyễn Hồng Sơn, lao động tự do.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các quyết định, lệnh tố tụng nêu trên, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, thực hiện khám xét nơi ở và nơi làm việc của các bị can.
Nhắc đến vụ án Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân (Tập đoàn Tuấn Ân), Công ty Điện lực Bình Thuận (EVN Bình Thuận), Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định: "Loại virus Việt Á biến thể này tương đối phổ biến và Bộ Công an sẽ có vắc xin điều trị".
Chiều tối 9/9, tại họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an giải thích về số tiền chênh lệch giữa con số công bố khi khởi tố với kết luận điều tra trong vụ án Việt Á.
Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định: Với quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực triệt để, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị bất kỳ sức ép nào nên không người nào dám tạo áp lực để can thiệp vào quá trình xử lý các vụ án tham nhũng.