trường học hạnh phúc

Cập nhập tin tức trường học hạnh phúc

Hạnh phúc của thầy cô phải gắn với thực tại nhiều hơn hình ảnh tồn tại trước đây

Công việc của thầy cô giáo áp lực nhiều hơn, mong muốn nhiều hơn từ nhiều phía… Vậy khi nói về mục đích hạnh phúc của thầy cô giáo, thì cái hạnh phúc đó phải gắn với thực tại nhiều hơn là một hình ảnh thầy cô từng tồn tại trước đây.

Khi bạo lực khoác tấm áo 'yêu thương học trò'

Khi việc dùng đòn roi được ẩn dưới cái áo tình yêu, trách nhiệm, và nhờ đó được cổ xúy, thì tư tưởng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề, và tư tưởng kẻ có sức mạnh, có vị thế luôn đúng đã được nhen nhóm trong các em học trò.

'Nhà trường mang hạnh phúc cho trẻ còn bằng cách 'dạy' cả phụ huynh'

Để học sinh thấy đó là một ngôi trường hạnh phúc, thì khi vào trường không miễn cưỡng, ép buộc mà các em phải được là chính mình. Các em phải tự cảm thấy thích ngôi trường đó rồi vào học, hoặc cha mẹ thích nhưng phải có sự bàn bạc với con.

Giáo viên vô cảm, thu mình khi bị 'tước đoạt' 2 công cụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Việc 'tước đoạt' 2 công cụ để giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên là cho điểm và xử lý học sinh vi phạm khiến giáo viên cảm thấy áp lực, khó hạnh phúc, việc xây dựng trường học hạnh phúc cũng khó hơn.

'Hiệu trưởng làm 10 điều này, mầm hạnh phúc sẽ được gieo trong mỗi nhà trường'

Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo trong trường.

Những lời gan ruột của cô giáo 27 năm trong nghề

Một sinh viên yêu nghề dạy học, nỗ lực rất nhiều khi học trường sư phạm liệu có hạnh phúc không khi qua cánh cổng "đầu tiên" để vào ngành?

Hai 'bí quyết' để thầy giáo Toán thực sự hạnh phúc với nghề

Khi được học sinh kính trọng, đồng nghiệp tôn trọng tức là người giáo viên được ghi nhận. Điều này có thể làm cho người giáo viên cảm thấy hạnh phúc, góp phần làm cho trường học hạnh phúc.

'Thời đó, thầy cô giáo của tôi sử dụng cái roi bằng cả tình yêu thương học trò'

Có thể thời của chúng tôi khác, nhưng tôi nghĩ thầy cô giáo đánh roi trẻ không phải là sự tra tấn, mà là một công cụ để học trò biết mà tránh những lỗi lầm.

Chuyên gia Hàn Quốc: 'Bạo lực học đường ở Việt Nam mới trong giai đoạn bắt đầu'

Theo GS Peck Cho (Đại học Korea - Hàn Quốc), nếu so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu thì bạo lực học đường ở Việt Nam mới trong giai đoạn bắt đầu.

'Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò'

Trong thế giới văn minh ngày nay không thể chấp nhận hình thức kỷ luật con người bằng roi vọt. Vì vậy, ngôi trường hạnh phúc với tôi trước hết phải là “ngôi trường an toàn” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Cần 'dọn dẹp' những điều cũ khi xây trường học hạnh phúc

Các giáo viên chia sẻ để xây trường học hạnh phúc, bản thân của mỗi người cần phải “dọn dẹp” lại những điều cũ, thực hành về lòng biết ơn, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, lắng nghe sâu.

Xây trường học hạnh phúc: Trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim

Để xây dựng ngôi trường hạnh phúc, điều cần làm đó là trang bị cho giáo viên nhiều kỹ năng, không tạo áp lực cho học sinh, trẻ cần được tôn trọng mọi cảm xúc của mình.

Trường học hạnh phúc nên chú trọng các giá trị đạo đức

Cốt lõi của trường học hạnh phúc đó là quan tâm bản thân, quan tâm người khác, quan tâm đến môi trường. Ở đó, mỗi giáo viên sẽ là người gieo mầm cho ngôi trường hạnh phúc.

'Trước hết, xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi'

Phụ huynh thì yêu cầu giáo viên chúng tôi phải nghiêm khắc để dạy bảo học sinh, nhưng ở thời điểm này, chúng tôi không dám và không đủ can đảm.

'Hãy làm sao để giáo viên muốn ở lại trường thêm 15 phút sau giờ dạy'

Một giám đốc Sở GD-ĐT đã chia sẻ với các lãnh đạo phòng ban của Sở và các trường rằng “một lãnh đạo thành công chỉ khi giữ chân được giáo viên, nhân viên muốn ở lại trường 15 phút sau khi họ hết việc”.

Mỗi năm 500 trang giáo án và kế hoạch, giáo viên khó thấy hạnh phúc với nghề

Việc trường học hiện nay chưa đạt được mức độ hạnh phúc cho người học vì lý do người thầy chưa cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với công việc.

‘Em mong thầy cô hạnh phúc trước khi xây trường hạnh phúc’

Một giáo viên hạnh phúc là khi họ được sống đúng với đam mê, nhiệt huyết của mình, được giảng dạy trong một ngôi trường có văn hóa làm việc cởi mở, thân thiện, hòa đồng, đoàn kết.

'Bỏ chấm điểm và xếp loại, học sinh sẽ thấy trường là nơi hạnh phúc'

Bỏ xếp loại giỏi, yếu, kém sẽ không còn lạm phát danh hiệu học sinh giỏi, cũng sẽ không còn học sinh bị o ép học thêm vì loại giỏi hay vì sợ phải thi lại, ở lại lớp nếu không học thêm.

'Để trường học hạnh phúc, nên tặng điểm số tốt cho học sinh làm sức bật học tập'?

Hơn 30 năm lăn lộn ở cả vị trí đứng lớp và quản lý, thầy Huỳnh Thanh Phú chiêm nghiệm thấy hạnh phúc của trẻ khi ở trường lệ thuộc hoàn toàn vào thầy cô. Nhưng để trẻ có những tháng ngày an vui dưới mái trường không phải ai cũng làm được.

Đặt camera kín, phụ huynh Hà Nội tố giáo viên bạo hành trẻ

 - 17 phụ huynh có con học lớp 2 tại Trường Tiểu học Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đồng loạt gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng về việc cô giáo P.T.T.H có những hành vi bạo hành học sinh dưới nhiều hình thức.