Ngành học được trợ lực lớn từ công nghệ
Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là AI đến các lĩnh vực, trong đó có truyền thông đa phương tiện là điều không thể phủ nhận. Theo báo cáo khảo sát xu hướng sử dụng AI trong ngành truyền thông và marketing của tổ chức nghiên cứu thị trường The Conference Board công bố vào tháng 8/2023, có 85% nhân sự ngành truyền thông đã từng thử hoặc chính thức sử dụng công cụ AI để xử lý ít nhất một đầu việc; 60% nhân sự truyền thông đã tích hợp AI để xử lý công việc hàng ngày.
Hiệu quả công việc và tính đa năng của công nghệ trong lĩnh vực này có thể dễ dàng nhận thấy. Một ví dụ nổi bật là tính ưu việt của ChatGPT - một chatbot được phát triển từ AI để phục vụ công việc sáng tạo và thuận lợi hơn.
Với sự tham gia ngày càng tích cực của công nghệ AI vào công việc của ngành truyền thông đa phương tiện, cũng có lo ngại rằng liệu nguồn nhân lực của ngành này có bị thay thế bởi AI hoặc các công cụ thông minh khác. Theo nhận định của Cục thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, nhóm ngành truyền thông, marketing là một trong tám nhóm ngành bị tác động bởi AI.
Đào tạo “thực chiến” song song với ứng dụng
Các dự đoán và đánh giá có tính chuyên môn với các ngành nghề trong bối cảnh công nghệ và trí tuệ nhân tạo dần tiến sâu vào đời sống giúp người trẻ hiểu rõ hơn hơn khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện. Vì vậy, việc chủ động lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp, cùng với môi trường học tập, các kỹ năng nghề nghiệp, trang bị thêm kiến thức, ngoại ngữ để thích ứng với ngành học là đòi hỏi nghiêm túc đối với sinh viên ngày nay.
Trong bối cảnh ấy, mục tiêu đào tạo gắn liền với thực tiễn cũng đang được nhiều trường đại học áp dụng vào chương trình của ngành truyền thông đa phương tiện, giúp người học phát triển nhiều mặt.
Xây dựng cơ sở thực hành chuyên nghiệp, bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành, đánh giá chất lượng bằng sản phẩm thực tế, tạo điều kiện học tập ở môi trường quốc tế cả trong nước và quốc tế là những điểm nổi bật trong chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).
Đại diện trường UEF cho biết, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên UEF còn biết cách vận dụng kỹ năng được học vào các buổi thực hành ở phòng studio ngay tại trường; tham quan quy trình thực tế tại các công ty truyền thông, giải trí - những “giảng đường đặc biệt”. Sinh viên cũng được trực tiếp thực hành với thiết bị và kỹ thuật thực tế, giúp các bạn nắm bắt công việc cụ thể và rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, tại UEF, năng lực của sinh viên ngành này cũng được đánh giá bằng sản phẩm thực tế. Các buổi công chiếu đồ án giúp sinh viên nhìn nhận về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân, đánh giá được thành quả lao động trong quá trình học tập. Các cuộc thi về chuyên môn thường xuyên được tổ chức để tạo cảm hứng học tập cho sinh viên. Gần nhất, sân chơi “We are on Social Media” do khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông tổ chức đã tìm kiếm những tài năng trẻ có tư duy truyền thông đột phá, tự tin thể hiện ý tưởng qua các hình thức như phim ảnh, podcast. Ngoài ra, trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động thực tế khác qua các hội thảo, worshop chuyên môn…
Cơ hội tiếp cận với tri thức toàn cầu
Năm 2024, với tiêu chí mở rộng trải nghiệm học tập quốc tế cho sinh viên các ngành đào tạo của trường, bao gồm cả ngành truyền thông đa phương tiện, trường UEF triển khai học kỳ quốc tế tại nhiều quốc gia lớn như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia để sinh viên có trải nghiệm kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng và khám phá nghề nghiệp tương lai.
Bởi lĩnh vực truyền thông đa phương tiện có tính xu hướng gắn liền với sự phát triển của công nghệ nên có yêu cầu cao về khả năng ngoại ngữ. Vì vậy, sinh viên học tại môi trường song ngữ như UEF luôn được trang bị tiếng Anh chuyên ngành để các bạn thuận lợi trong quá trình học tập, tiếp xúc tài liệu và những nghiên cứu quốc tế. Điều này cũng giúp sinh viên cập nhật được xu hướng và công nghệ mới của thế giới trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.
Ngoài ra, nhà trường còn mở rộng cơ hội học tập song bằng, song ngành đối với ngành học sáng tạo này bằng nhiều hình thức như học hai ngành song song theo quy định, chuyển tiếp học tập chương trình quốc tế, chuyển tiếp học tập tại các trường đối tác của UEF tại các quốc gia châu Á, châu Âu.
Cùng với những thế mạnh về chương trình, trường UEF còn áp dụng học bổng doanh nghiệp giá trị 35% toàn khóa học cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, tạo động lực cho sinh viên theo đuổi ngành học xu hướng trong môi trường quốc tế. Hiện UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ngành truyền thông đa phương tiện từ 18 điểm trở lên đến ngày 31/5.
Lệ Thanh