Việc chú trọng hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đã được các cấp, ngành của tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh thực hiện để hướng tới nền hành chính số, hành chính không giấy tờ. Từ đó giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm thời gian, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Không chỉ đơn thuần không giấy, mỗi tài liệu được cung cấp trực tuyến cho đại biểu đều đi kèm với khả năng tương tác cho người dùng. Đại biểu HĐND huyện Võ Nhai hoàn toàn có thể ghi chú, đánh dấu văn bản cần lưu ý và đặc biệt có thể chọn cách góp ý với từng văn bản, tài liệu thông qua thiết bị thông minh thay vì phát biểu góp ý theo cách thông thường tại hội trường.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Võ Nhai Lê Định Tấn, cho biết: Triển khai phòng họp không giấy từ cuối tháng 3/2022, đến nay, huyện Võ Nhai đã tổ chức hàng trăm cuộc họp theo hình thức này. Các đại biểu có thể nhanh chóng truy cập tài liệu chính, tài liệu tham khảo, tài liệu liên kết bên ngoài, kết hợp với các công cụ tiện lợi như ghi chú, đánh dấu, góp ý…
Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên, Đào Ngọc Tuất, cho biết: Trước kia, trong nền hành chính giấy tờ, mọi công việc liên quan đến cơ quan, doanh nghiệp hay người dân đều được giải quyết bằng văn bản giấy. Văn bản giấy tạo ra các quy trình thủ công, từ trình ký đến chuyển văn bản, mất nhiều thời gian và khó khăn cho việc lưu trữ, tra cứu. Hiện tại, ở Thái Nguyên, văn bản giấy đang dần bị thay thế, toàn tỉnh đã đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử. Số lượng văn bản được tạo lập, trao đổi và xử lý trên hệ thống phần mềm đã giảm công sức lao động, tiết kiệm nhiều tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan mỗi năm; đồng thời góp phần nâng cao mức độ an toàn và tính bảo mật, thay đổi tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng chữ ký số được sử dụng tại 100% cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Với trên 8 nghìn chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp cho công chức, viên chức, các địa phương đã bảo đảm trang bị 100% chữ ký số cho cán bộ một cửa và cán bộ tham gia giải quyết thủ tục hành chính…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, loại bỏ dần xử lý công việc bằng văn bản giấy đã được các cấp, ngành trong tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện.
Trong nền hành chính giấy tờ, mọi công việc liên quan đến cơ quan, doanh nghiệp hay người dân đều được giải quyết bằng văn bản giấy.
Văn bản giấy tạo ra các quy trình thủ công, từ trình ký đến chuyển văn bản, mất nhiều thời gian và gây không ít khó khăn cho việc lưu trữ, tra cứu hồ sơ, tài liệu, thậm chí có thể bị thất lạc không thể tìm lại được.
Không những thế, việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, công chức với người dân, doanh nghiệp khi cần giải quyết công việc liên quan đến giấy tờ rất dễ phát sinh tiêu cực.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng hiện đại thì văn bản giấy đang dần bị thay thế. Ngày 18/5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) luôn được coi là nền tảng quan trọng, giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, góp phần thực hiện chuyển đổi số trong cải cách hành chính. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị, hạ tầng CNTT, phần mềm đồng bộ, hiện đại và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức tại bộ phận “một cửa” nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, xây dựng nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nâng cao hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 25/4/2022 về chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh xây dựng Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
Đặc biệt, tỉnh Hà Nam cũng xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2008, 9001:2015 được triển khai tại 100% cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhờ đó, đã đáp ứng yêu cầu công tác cải cách TTHC trong cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; giúp CBCC của cơ quan, đơn vị, địa phương làm việc khoa học hơn, giải quyết công việc đạt kết quả cao, hạn chế tối đa tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân.
Hiện tại 976 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã được tích hợp, kiểm thử lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo đúng lộ trình, mục tiêu của Chính phủ.