{keywords}
Công trình xanh không đồng nghĩa với kiến trúc xanh hay nội thất xanh, mà phải xanh theo những tiêu chuẩn định lượng nhất định

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, các công trình xây dựng tiêu thụ đến 36% năng lượng và phát thải ra 39% tổng lượng khí thải CO2. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ đầu tư xây dựng khoảng 3-5% để làm công trình xanh, chi phí vận hành có thể giảm được từ 14-36% từ đó giảm lượng năng lượng tiêu thụ dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính.  

Đây chỉ là một trong những lợi ích cơ bản nhất của công trình xanh. Nhưng xa hơn nữa, công trình xanh sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu theo cam kết với cộng đồng quốc tế. 

Phát triển biển vững

Từ năm 2015, Liên Hiệp Quốc đã đề ra 17 Mục tiêu cho phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2030. Các mục tiêu này liên kết với nhau nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà toàn thế giới phải đối mặt. 

Trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc đề ra, công trình xanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức một cách gián tiếp và trực tiếp cho các mục tiêu này, nhưng tập trung vào 3 mục tiêu cụ thể. 

Đó là mục tiêu số 7 về Năng lượng sạch với giá thành hợp lý, mục tiêu số 11 về Các thành phố và cộng đồng bền vững và mục tiêu số 13 Hành động về khí hậu.

{keywords}
Công trình xanh đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc

Cụ thể, việc thiết kế và phát triển các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ là chìa khóa then chốt để đạt được các mục tiêu này. Các thiết kế xây dựng kết hợp cùng việc sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng năng lượng sử dụng trong công trình. 

Công trình xanh cũng sẽ tập trung vào công nghệ hỗ trợ phát triển thành phố xanh và thân thiện hơn với môi trường nhờ các giải pháp phát triển xung quanh phương tiện giao thông công cộng, đồng thời quản lý chặt chẽ việc lãng phí nguồn nước, điện, không khí.

Ngoài ra, công trình xanh còn có những đóng góp gián tiếp cho sự phát triển nhận thức về Mục tiêu phát triển bền vững. Những đóng góp này bao gồm giảm thiểu tiêu thụ, tăng tần suất tái chế, sử dụng và tái sử dụng nguồn nước bền vững, nâng cao chất lượng an ninh và chất lượng công trình, giảm thiểu ảnh hưởng của công trình xây dựng tới môi trường tự nhiên (cả môi trường nước và mặt đất).

Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất mà công trình xanh đem lại là làm tăng nhận thức về ảnh hưởng của môi trường xây dựng tới thay đổi khí hậu, hệ thống môi sinh, sức khoẻ và sự phát triển kinh tế cộng đồng. 

Đầu tư cho tương lai

Các chủ đầu tư khi nhìn vào công trình xanh chỉ tính toán chi phí đầu tư ban đầu, mà không nghĩ đến ích lợi lâu dài. Thật vậy, công trình xanh không chỉ đem lại các lợi ích về tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, mà còn đem đến lợi ích cho các nhóm khách hàng khác nhau trong công trình từ chủ đầu tư, người sở hữu đến người sử dụng công trình.

Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng khi chất lượng không khí và thông gió được cải thiện, năng suất lao động của con người cũng được cải thiện. Việc thiết kế tối ưu về chiếu sáng tự nhiên và chất lượng tầm nhìn cũng làm tăng sự hài lòng và thoải mái của người sử dụng công trình. Điều này đặc biệt quan trọng vì với hầu hết doanh nghiệp, chi phí cho nhân sự lớn gấp nhiều lần chi phí điện nước hay thuê văn phòng.

{keywords}
Vẫn còn khá nhiều ngộ nhận về chi phí đầu tư xây dựng công trình xanh

Với các công trình xanh là trường học, sự cải thiện còn đem đến nâng cao chất lượng giáo dục, khiến học sinh hứng thú với môi trường học tập để từ đó có sự học hỏi tiến bộ hơn. 

Còn với công trình xanh là nhà ở hay khách sạn, một kiến trúc xanh sẽ đem đến cảm giác nghỉ ngơi thoải mái cho người sử dụng, từ đó thúc đẩy quá trình sống, học tập hoặc làm việc hiệu quả hơn. 

Nhìn chung, công trình xanh là một giải pháp căn cơ để vừa nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu nhưng cũng đồng thời mang đến các lợi ích kinh tế, xã hội cộng thêm cho công trình. Nhờ việc giảm chi phí năng lượng, giảm tiêu thụ nước, chất thải và các tác động môi trường tiêu cực khác, công trình xanh đem lại môi trường sống thân thiện cho sức khỏe của người sử dụng. 

Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xanh vẫn còn vấp phải nhiều rào cản từ nhận thức, kỹ thuật, chính sách, nguồn vốn… mà rất cần có những tổng kết, đánh giá, đề xuất chính sách phát triển cho phù hợp trong bối cảnh bùng nổ chung cư, trung tâm thương mại như hiện nay. 

Phương Nguyễn

Các công trình xanh tiêu biểu tại Việt Nam

Các công trình xanh tiêu biểu tại Việt Nam

Đây là những công trình cần được nhân rộng, trong bối cảnh yêu cầu về tiết kiệm năng lượng đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho sự phát triển của ngành điện nước ta.